MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đại học Cần Thơ một trong trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ĐBSCL. Ảnh: Sở Hạ

Thu hút người tài bằng cách nào?

NHÓM PV LDO | 16/03/2021 09:24
Tại Hội nghị lần thứ 3 về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu diễn ra tại TP.Cần Thơ sáng 13.3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ĐBSCL vùng đất địa linh, nhân kiệt, tri thức, người tài không hiếm. Giáo dục và thu hút người giỏi, người tài để vùng đất này phát triển là “hai chữ G” trong thông điệp “8G” của Thủ tướng.

Xóa dần mặc cảm “vùng trũng” giáo dục

ĐBSCL nhiều năm liều được xem là vũng trũng giáo dục. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT trong top đầu cả nước. Đặc biệt, tỉnh Bạc Liêu nhiều năm liền là một trong 10 tỉnh có tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao nhất nước. Tỉnh này cũng đa hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS từ cách đây 3 năm và là tỉnh có tỉ lệ học sinh bỏ học thấp nhất. Bà Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở Giáo dục Khoa học Công nghệ tỉnh Bạc Liêu cho biết: “ Giáo dục được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Hệ thống đào tạo của tỉnh hiện nay đã hoàn thiện nên tình trạng bỏ học không nhiều”.

Tại hội nghị lần thứ 3 thực hiện Nghị quyết 120, Thủ tướng Chính phủ nhắc: “Giáo dục là chìa khóa vàng của phát triển bền vững đối với Đồng bằng sông Cửu Long, vừa là đáp án cho bài toán phát triển ngắn hạn lẫn dài hạn. Cần chú trọng nội hàm của “giáo dục, giáo dục và giáo dục”.

Giáo dục thứ nhất là giáo dục cơ bản, đảm bảo mọi người cần học hết bậc phổ thông, không được phép để trẻ em nào không được đến trường vì điều kiện tài chính. Giáo dục thứ hai là giáo dục nghề, đảm bảo người dân có cơ hội tiếp cận việc làm cơ bản. Giáo dục thứ ba là giáo dục trình độ cao, là cơ sở chuyển đổi cao hơn về năng suất và thu nhập, bao gồm cả quản lý cao cấp.

Xem ra cả nội hàm này hiện tại vùng ĐBSCL chưa đáp ứng được. Thực trạng việc làm tại ĐBSCL đã đến hồi báo động. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân nêu thực trạng “Cà Mau có đến 200.000 người, chiếm 1/3 lực lượng lao động của tỉnh đi các tỉnh miền Đông, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh tìm việc làm”.

Thực tế, Cà Mau có đến gần 200.000ha nuôi nuôi tôm sinh thái, tôm quảng canh, tôm rừng. Vùng nuôi tôm rộng lớn nhất nước, nhưng cho đến nay nuôi tôm quảng canh vẫn chưa được gọi là nghề. Con tôm đem đến thu nhập đủ sống cho người dân, nhưng không ổn định đối với lao động. Bởi thời gian dành cho việc nuôi tôm không nhiều, lại theo mùa vụ nên lao động tại vùng này bỏ xứ ra đi tìm việc làm ổng định hơn.

Ông Ngô Minh Toại, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau nhìn nhận: “Thanh niên trong độ tuổi lao động đi làm ăn ngoài tỉnh rất nhiều. Chúng tôi chưa thống kê được, nhưng số lượng rất lớn”. Ông Toại phân trần: “Do ở đây ít việc quá, họ đi lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gửi về quê”.

Nhân tài không thiếu, nhưng...

Thu hút tài năng đến đóng góp chất xám, trí tuệ cho Đồng bằng sông Cửu Long đo là một trong “8G” được Thủ tướng đề cập. Thủ tướng đưa ra câu hỏi: Đồng bằng có nhiều người tài không. Lương Định Của một giáo sư nổi tiếng hàng đầu, ở đâu. Thủ tướng trả lời: Quê Sóc Trăng…

Thủ tướng nhấn mạnh: “ĐBSCL là vùng đất địa linh nhân kiệt, người tài không hiếm”. Thủ tướng gợi mở nên có diễn đàn trí thức Đồng bằng sông Cửu Long để quy tụ chuyên gia, trí thức, nhà khoa học hàng đầu, có tấm lòng, góp sáng kiến về sự phát triển này.

Gần đây nhiều tỉnh ĐBSCL đã có sự liên kết đào tạo đội ngũ trí thức cho ĐBSCL và khu vực. Đại học Quốc gia TPHCM đã liên kết với (thâm chí mở chi nhánh) tại An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Các Trường đại học tại ĐBSCL cũng phát triển một cách rầm rộ. Gần như tỉnh nào cũng có trường đại học. Tuy nhiên các đại học có uy tín, sinh viên ra trường có việc làm ngay là điều không phải trường đại học nào cũng đạt được.

Hàng loạt các dự án lớn đòi hỏi lao động có tay nghề cao, có hàm lượng tri thức cao như: Cụm Khí-Điện-Đạm Cà Mau; các nhà máy điện gió, nhiệt điện, Cống âu thuyền Ninh Quới, Cống Cái Lớn, Cái Bé… lao động tại chỗ vẫn không đáp ứng được.

Bà Cao Xuân Thu Vân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhận định: “Hầu hết các công trình điện gió tại Bạc Liêu đều thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện. Lao động tại chỗ chỉ làm những việc phổ thông”.

ĐBSCL đã áp dựng nhiều chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ những người có trình độ cao. Chương trình Mekong 1.000 là một điển hình. Ngoài ra các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang…đều có chính sách thu hút Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa… cam kết phục vụ lâu dài cho địa phương sẽ được đãi ngộ từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng.

Đãi ngộ, thu hút nhân tài bằng số tiền cụ thể vẫn chưa phải là giải pháp tốt nhất. Bởi người tài, tri thức có hàm lượng chất xám cao đôi khi tiền không quan trọng đối với họ mà cái họ cần là môi trường làm việc, cách trọng dụng và có tấm lòng với Đồng bằng sông Cửu Long.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn