MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Thanh Chung

Thủ tướng làm việc với các tỉnh miền Trung về khắc phục hậu quả bão số 9

Thanh Chung LDO | 01/11/2020 17:36

Tại buổi làm việc với các tỉnh miền Trung về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các sở, ngành, địa phương có giải pháp cụ thể để đề phòng, khắc phục, xử lý kịp thời hơn để người dân sớm ổn định đời sống.

Chiều 1.11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với các tỉnh miền Trung về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn tại Quảng Nam.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là bàn biện pháp thiết thực để xử lý tình hình khi mà thiệt hại tài sản của người dân rất lớn, và đặc biệt vẫn còn hơn 40 người mất tích chưa tìm thấy. Cảnh “màn trời chiếu đất” của người dân vẫn đang đặt ra yêu cầu phải có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời hơn nữa.

Thủ tướng yêu cầu các cấp, các sở, ngành, địa phương có giải pháp cụ thể để đề phòng, khắc phục, xử lý kịp thời hơn để người dân sớm ổn định đời sống. Hội nghị lần này, chúng ta chưa thể kết luận nguyên nhân của những vụ việc nhưng có thể được thì phải nêu ra nguyên nhân để tiếp tục ổn định dân cư trong thời gian tới.

"Trước tình hình bão lũ lớn như thế, địa chất công trình thay đổi thì về lâu dài, phải xử lý vấn đề quy hoạch thế nào để bảo đảm an toàn cho người dân trong tương lai, chứ không phải “nóng đâu, phủ đó”. Cuộc họp cần thảo luận về huy động các nguồn lực cần thiết, hệ thống chính trị vào cuộc, để làm sao sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường"- Thủ tướng nói.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, bão số 9, có tên quốc tế Molave, là cơn bão lớn, đặc biệt nguy hiểm, là cơn bão lịch sử trong 20 năm qua, trực tiếp tác động vào miền Trung nước ta (tương đương cơn bão Xangsane năm 2006).

Trong thời gian rất ngắn, chưa đến 2 ngày trước khi bão đổ bộ, đã kêu gọi 45.000 tàu thuyền với 300.000 thuyền viên vào nơi tránh trú trong bờ hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm; tổ chức sơ tán hơn 100.000 hộ dân với hơn 400.000 nhân khẩu đến nơi an toàn. Di dời và tuyên truyền đến người dân tại 118.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản và vùng nước an toàn và di dời người nuôi trồng lên bờ, đảm bảo không để xảy ra rủi ro. Toàn bộ 2.700 hồ chứa được phối hợp kiểm soát nhất là các hồ lớn.

Mặc dù đã chuẩn bị ứng phó quyết liệt khẩn trương, căn bản, xong cơn bão và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại rất lớn, 80 người chết và mất tích, trong đó 45 người do sạt lở đất. 727 nhà sập hoàn toàn.

Theo số liệu các tỉnh báo cáo, thiệt hại ước tính 10.000 tỉ đồng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn