MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng lo ngại tình trạng mất rừng ở Đắk Lắk

Hữu Long LDO | 08/12/2018 21:35
Đi kèm với thuận lợi như quy mô diện tích lớn, đông dân, có số lượng lớn đồng bào di cư tự do đến sinh sống nhiều nhất cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, tỉnh Đắk Lắk phức tạp nhất là nạn phá rừng...

Chiều 8.12, tại Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng năm 2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến tiềm năng, lợi thế của Đắk Lắk với vị trí chiến lược, nhất là về quốc phòng, an ninh. Thêm vào đó, Đắk Lắk còn là một tỉnh có quy mô diện tích lớn, đông dân, có số lượng lớn đồng bào di cư tự do đến sinh sống nhiều nhất cả nước. Đi kèm với đó là những vấn đề bất lợi, phức tạp của xã hội nhất là nạn phá rừng

Một trong những vấn đề mà người đứng đầu chính phủ quan tâm khi làm việc với tỉnh, là tình trạng suy giảm rừng tự nhiên cùng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các nông lâm trường trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.    

Tỉnh Đắk Nông hay để xảy ra sai phạm trong việc giao đất, giao rừng, để dân tranh chấp, lấn chiếm rừng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn ra bài học của ban cán sự Đảng UBND tỉnh Đắk Nông là một ví dụ.

Thủ tướng nói và chỉ rõ để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất… có trách nhiệm của đồng chí Giám đốc Công an tỉnh cũ chứ không riêng trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh.

Với tình trạng tranh giành đất đai thời gian qua diễn ra nóng bỏng tại một số khu vực ở Tây Nguyên, Thủ tướng cho rằng nếu không có giải pháp thì “một đám cháy nhỏ có thể lan rộng một cánh rừng lớn, đừng để mất bò mới lo làm chuồng”.

Một vấn đề mà các đại biểu trong lãnh đạo bộ ban ngành có mặt tại buổi làm việc quan tâm nữa là hiệu quả của các công ty nông lâm trường thời gian qua.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà dẫn chứng ở Đắk Lắk có khoảng 50% các công ty nông lâm trường do địa phương quản lý. “50% số này các công ty nông lâm nghiệp không có khả năng quản lý. Trong khi đó, việc thu kinh phí về cho trung ương và địa phương của các công ty này hiểu hiệu quả rất thấp. Có lâm trường, 1 người quản lý 700ha thì hỏi rằng hiệu quả trong việc sử dụng đất đai cực kỳ lãng phí” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn