MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tọa đàm "EVFTA- Hành trình một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ"

THEO CHINHPHU.VN LDO | 14/02/2020 20:03
Chiều 14.2, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc Tọa đàm với chủ đề: “EVFTA: Hành trình một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ”- cuộc tọa đàm tổ chức ngay sau khi các văn kiện thương mại quan trọng giữa Việt Nam và EU vừa được Nghị viện châu Âu thông qua.

Tọa đàm có: Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Ông Lương Hoàng Thái,  Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chắc chắn, Hiệp định EVFTA có hiệu lực, người lao động sẽ có lợi rất nhiều. Họ sẽ có thêm việc làm; việc làm sẽ bền vững hơn; người lao động sẽ có thu nhập cao hơn.

Ở một góc độ khác, luân chuyển lao động giữa hai khu vực với nhau cũng sẽ được thực hiện nhất là với những tiêu chuẩn rất cao của EU thì người lao động chắc chắn sẽ được làm việc trong một điều kiện an toàn hơn. Đây là những lợi ích mà tổ chức công đoàn chúng tôi được mang lại khi thực thi Hiệp định.

Các vị khách mời cũng đã trả lời câu hỏi liên quan tới những thách thức đối với chúng ta khi Hiệp định EVFTA? Các bộ ngành phải làm gì để hỗ trợ đối tượng chính là các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội, đương đầu với những thách thức, để những tiềm năng từ Hiệp định trở thành hiện thực? 

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho hay: Việc chúng ta thông thương với một trong những thị trường lớn mà có năng lực cạnh tranh cao như vậy rõ ràng một số ngành kinh tế sẽ phải cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhưng điểm thuận lợi là cơ cấu kinh tế của chúng ta mang tính bổ sung cao với nhau nên có một số mặt hàng mang tính cạnh tranh nhưng về cơ bản là mang tính bổ sung. Thứ hai, chúng ta tận dụng cơ hội như thế nào từ thị trường EU, đặc biệt đây là thị trường có yêu cầu đồi hỏi rất cao cả về chất lượng sản phẩm không những thế người ta có cả những cái đòi hỏi về cả quy trình sản xuất ra những hàng hóa đó như thế nào.

Việt Nam hiện nay là nhà xuất khẩu đứng thứ 2 trong ASEAN và khu vực EU chỉ sau Singapore rõ ràng sau một thời gian hội nhập thì cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta đã vươn lên, nếu như có Hiệp định EVFTA chúng ta sẽ có cơ sở để vươn lên hơn nữa.

Chia sẻ thông tin về những ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất và ngành hàng nào chịu sức ép nhất khi EVFTA được triển khai, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI chia sẻ: Những ngành hàng, những lĩnh vực Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất là dệt may, da giày.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Còn những lĩnh vực bất lợi như hóa chất, phương tiện vận tải, sắt thép, dược phẩm, nông sản chế biến… những lĩnh vực này chúng ta lường trước được sức ép cạnh tranh, chính vì lường trước được nên chúng ta đưa ra lộ trình 3 năm, 7 năm thậm chí là cao hơn.

Tôi nghĩ rằng việc này vừa với sức vươn lên của DN và các DN phải chấp nhận đương đầu với sự cạnh tranh này và phải nỗ lực, cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình chứ không thể chờ đợi vào sự bảo hộ.

Lịch sử mở cửa của chúng ta cho thấy những lĩnh vực nào sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh, từ bỏ bảo hộ từ rất sớm thì đang có năng lực cạnh tranh cao, còn những lĩnh vực luôn luôn trong sự ôm ấp của vòng tay bảo hộ thì không phát triển được.

Hiện nay, đối với một số ngành công nghiệp có lợi thế thì việc phát triển công nghiệp hỗ trợ là công việc cấp bách hàng đầu, vì nếu không phát triển được công nghiệp hỗ trợ thì chúng ta không thể tận dụng được các lợi thế về thuế quan.

Đây có lẽ là lúc chúng ta phát triển mạnh mẽ hơn, tích cực hơn, mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp này. Phát triển DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ là vấn đề quan trọng. Hội nhập không chỉ là vấn đề của các DN lớn, của các tập đoàn lớn mà sẽ là việc của cả cộng đồng DN, không loại trừ các hộ nông dân, các hộ kinh doanh cá thể. Chính phủ đang có đề xuất quan trọng là đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp để minh bạch hóa, nâng cao năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực này để có thể tham gia vào quá trình hội nhập.

Quá trình hội nhập cũng phải đảm bảo tính bao trùm và mang lại lợi ích cho người lao động, mang lợi ích cho các hộ nông dân, các hộ kinh doanh nhỏ, siêu nhỏ thì hội nhập mới thành công.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn