MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh: Thuỳ Dung

Tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt"

Thuỳ Dung LDO | 07/06/2019 13:37
Sau 10 năm triển khai Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhiều doanh nghiệp đã tạo dựng thành công thương hiệu nổi tiếng, uy tín hàng đầu quốc gia.

Sáng 7.6, Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại Hà Nội.

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Trương Thị Mai - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Trần Thanh Mẫn- Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam". 

Báo cáo kết quả 10 năm triển khai cuộc vận động, đồng chí Phạm Tuấn Công, Phó Bí thư thường trực, Trưởng BCĐ Cuộc vận động của Đảng Uỷ khối cho biết, các doanh nghiệp, ngân hàng trong khối đi đầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong nước ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh thay thế hàng nhập khẩu.

Nhiều doanh nghiệp đã phấn đấu đạt tỉ lệ nội địa hoá từ 70-90%. Hàng hoá nội địa trong mua sắm trang thiết bị làm việc, mua sắm công chiếm 95% giá trị. 

"Tại thị trường nội địa, mỗi tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong khối đã tạo dựng thành công những thương hiệu nổi tiếng, uy tín hàng đầu quốc gia.

Cụ thể, Bảo Việt đứng đầu thị trường bảo hiểm, Vietnam Airlines dẫn đầu ngành hàng không, Vinatex dẫn đầu ngành may mặc;... 4 ngân hàng Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV là trụ cột của ngành ngân hàng, chiếm 55% thị phần, Petrolimex chiếm trên 55% thị phần phân phối xăng dầu...", ông Công cho biết. 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, Cuộc vận động còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Nội dung hình thức tuyên truyền chưa rộng khắp, chưa đổi mới, chưa đi sâu phát hiện, nhân rộng các điển hình tốt. Công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có nước có nơi chưa kiêm quyết, triệt để. Chưa có chính sách ưu đãi thích đáng cho quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Việc kiểm tra kiểm soát thụ trường chưa thường xuyên. Nhiều DN thiếu kỹ năng bán hàng, hiệu quả xúc tiến thương mại chưa cao...

Trong thời gian tới, theo dự báo, thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thách thức. Việc Việt Nam ký hiệp định CTCPP hướng tới 1 nền kinh tế mở, thị trường trong nước sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. 

Để tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động trong thời gian tới, đồng chí Trần Thanh Mẫn yêu cầu các đơn vị tập trung một số giải pháp như sau: 

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao trách người sản xuất kinh doanh sử dụng hàng hoá Việt, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan đơn vị trong ưu tiên mua sắm hàng Việt có chất lượng cao.

Tiếp tục xây dựng rà soát bổ sung chương trình hành động tổ chức cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam. 

Các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư nhân lực, tài chính, đổi mới ứng dụng thành tựu khoa học, để nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

BCĐ cuộc vận động của đảng uỷ khối hướng dẫn BCĐ đảng uỷ trực thuộc có chương trình hành  động cụ thể, thiết thực, tăng cường thực hiện, có cam kết triển khai cuộc vận động. 

Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, có chính sách phát triển  cơ sở hạ tầng, thương mại nhằm mở rộng kênh phân phối  hàng Việt tại vùng sâu vùng xa.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn