MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Toàn cảnh Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 8 tại Hà Nội. Ảnh: V.Dũng.

Tuyên bố Hà Nội sau Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN

Việt Dũng LDO | 05/11/2020 18:33
Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 8 được tổ chức trực tuyến đã ra Tuyên bố Hà Nội với 24 ghi nhận và thoả thuận liên quan đến hoạt động tư pháp.

Chiều 5.11, Chánh án TAND Tối cao Việt Nam Nguyễn Hòa Bình cho biết, Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN (CACJ) lần này đã đạt được sự đồng thuận cao trong hầu hết các vấn đề.

Các Nhóm công tác đưa ra những đề xuất, sáng kiến cụ thể, giàu tính khả thi và thuận lợi để Hội đồng Chánh án ra quyết định.

Hội nghị CACJ đã ra Tuyên bố Hà Nội làm cơ sở để triển khai hoạt động của Hội đồng Chánh án trong nhiệm kỳ tiếp theo.

Trong đó, phần lớn các hoạt động trọng tâm của Hội đồng Chánh án đều mang tính thực chất, được định hướng một cách rõ ràng với kế hoạch cụ thể và phân công thực hiện hợp lý.

Tuyên bố Hà Nội có 24 ghi nhận và thoả thuận, trong đó ghi nhận và đánh giá cao Singapore vì việc điều phối những nỗ lực của các Tòa án các nước ASEAN để thực hiện thành công hoạt động nâng cấp hệ thống cho Cổng thông tin điện tử Tòa án các nước ASEAN (AJP).

Thỏa thuận rằng tất cả Tòa án các nước ASEAN sẽ thường xuyên cung cấp và cập nhật nội dung của AJP, bao gồm các bài viết về môi trường tư pháp, pháp lý và kinh doanh, Thị trường Đào tạo, và Thư viện án lệ.

Thỏa thuận rằng Tòa án mỗi nước ASEAN cân nhắc chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa và đối phó với đại dịch COVID-19 của mình trên AJP qua việc cập nhật súc tích và nhanh chóng...

Thỏa thuận để Nhóm công tác về Tống đạt giấy tờ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa các nước ASEAN nghiên cứu khung khổ pháp lý hiện hành tại mỗi nước ASEAN điều chỉnh thủ tục lấy chứng cứ cho vụ kiện nước ngoài và dựa trên nghiên cứu đó, xây dựng Qui tắc Mẫu, đệ trình báo cáo bao gồm các phát hiện và kiến nghị của mình tại Phiên họp CACJ tới để Tòa án các nước ASEAN xem xét...

Ghi nhận rằng Nhóm công tác về tranh chấp xuyên quốc gia liên quan đến trẻ em đã khởi động việc nghiên cứu về khả năng xây dựng một bộ giá trị, nguyện vọng và nguyên tắc chung cho Tòa án các nước ASEAN trong các vụ việc tranh chấp trẻ em xuyên quốc gia trong ASEAN; và nhất trí tìm hướng tổ chức Diễn đàn Thẩm phán gia đình ASEAN lần thứ 3 kết hợp với Hội nghị bàn tròn tư pháp HCCH năm 2022 về Công ước La Hay 1980 về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế và Công ước La Hay 1966 về trách nhiệm của cha mẹ và việc bảo vệ trẻ em.

Ghi nhận kết quả khảo sát do Nhóm công tác về Hội nghị ASEAN+ thực hiện xác định nhu cầu của Tòa án các nước ASEAN liên quan đến giáo dục tư pháp, đào tạo tư pháp, hợp tác tư pháp và hội nhập pháp luật với Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Đại hàn Dân quốc, cũng như phạm vi và những quan tâm cụ thể của các nước về sự hợp tác này.

Thỏa thuận để Nhóm công tác về Hội nghị ASEAN+ thay mặt cho CACJ tiếp tục xúc tiến việc mời Tòa án các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và về Phiên họp ASEAN+ khai mạc có đại diện của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được tổ chức bên lề Hội nghị CACJ năm 2022...

Ghi nhận và đánh giá cao việc Chánh án Indonesia nhận đăng cai Hội nghị CACJ lần tới; Chánh án Malaysia nhận đăng cai Hội nghị CACJ lần thứ 10; Chánh án Myanmar nhận đăng cai Hội nghị CACJ lần thứ 11.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn