MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

6 “thủ phạm” quen mặt gây tổn thương hệ tiêu hóa

Thanh Huyền LDO | 11/12/2021 09:00
Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng với sức khỏe, là nơi tiếp nhận thực phẩm và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Hệ tiêu hóa còn là nơi tập trung khoảng 70% miễn dịch hệ bạch huyết biểu mô. Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hệ tiêu hóa thường bị tổn thương do 6 “ thủ phạm” dưới đây.

1. Làm việc căng thẳng, tinh thần không thoải mái

Hệ tiêu hóa và não có mối liên kết mật thiết. Hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với tâm trạng của chúng ta. Stress có thể khiến bạn không muốn ăn uống gì, giảm tiết axit tại dạ dày, gây rối loạn nhu động ruột, gây ra bệnh như viêm đại tràng co thắt, các bệnh liên quan đến dạ dày, tình trạng tiêu chảy, khô miệng, ăn không tiêu…

2. Hút thuốc, uống rượu bia

Hút thuốc, uống rượu khiến axit trong dạ dày tăng cao, có khả năng gây trào ngược dạ dày. Một số vấn đề tiêu hóa thường gặp ở người nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia là chứng ợ nóng, trào ngược, loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột...

3. Ăn khuya

Sau khi ăn, cơ thể cần thời gian để tiêu hóa thực phẩm. Ăn khuya khiến nhịp sinh học của các bộ phận  tiêu hóa bị rối loạn, giảm khả năng phá vỡ cấu trúc thực phẩm dẫn đến thực phẩm khó được tiêu hóa trọn vẹn. Thói quen ăn đêm, nhất là các thức ăn khó tiêu, đồ chua hay nhiều chất béo cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

Tình trạng axit trào ngược lặp đi lặp lại có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe.

Hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương vì thói quen sinh hoạt thiếu khóa học hàng ngày. Nguồn: Shutterstock.

4. Vừa ăn vừa làm việc khác

Không tập trung khi ăn, ví dụ vừa ăn vừa lướt điện thoại, xem ti vi, vừa làm việc rồi ăn nhanh, nhai không kỹ…  khiến men tiêu hóa ở khoang miệng và đường ruột tiết ra không điều độ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. Thói quen này trong ngắn hạn có thể gây tiêu chảy, táo bón, về dài hạn có thể gây các bệnh bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng...

5. Thực phẩm không lành mạnh

Thực phẩm nhiễm khuẩn, thực phẩm nhiễm virus gây bệnh, nhất là những thực phẩm ở dạng sống hay tái, thực phẩm chế biến với nguồn nước bẩn, thực phẩm sạch nhưng bảo quản không tốt, để lâu trong tủ lạnh... đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần đưa vi khuẩn gây bệnh vào đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và gây ra các bệnh tiêu hóa. Hoặc ăn nhiều thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, ít rau củ quả chất xơ đều góp phần làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, có khả năng tổn thương hệ tiêu hóa.

6. Lạm dụng kháng sinh

Theo bác sĩ Lâm, ở Việt Nam, lạm dụng kháng sinh là một vấn đề nan giải của ngành y, nhiều người uống kháng sinh không theo tư vấn của bác sĩ. Trong khi đó, kháng sinh khi đi vào đường ruột, ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì cũng tiêu diệt luôn lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, thường mắc các bệnh hô hấp, một năm phải dùng nhiều đợt kháng sinh, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ luôn chiếm tỷ lệ cao.

Một hũ sữa chua Vinamilk 100 gram được lên men tự nhiên từ 12 triệu men Bulgaricus Châu Âu và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như đạm, vitamin A, D3, khoáng chất... khi sử dụng hàng ngày sẽ góp phần bảo vệ hệ tiêu hóa. Nguồn: Vinamilk

Để tránh tổn thương cho hệ tiêu hóa, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo: Cần cung cấp đủ dinh dưỡng với bốn nhóm chất bột đường - đạm - béo - vitamin và khoáng chất, chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây là nguồn chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, và thực phẩm chứa men tiêu hóa như dưa chua, sữa chua. Đặc biệt, sữa chua bổ sung hàng triệu men rất tốt cho tiêu hóa.

“Chủng men Lactobacillus Bulgaricus là một loại men sữa chua điển hình. Bulgaricus được thử nghiệm lâm sàng, chứng minh tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch, sử dụng sữa chua hàng ngày là một cách chăm sóc hệ tiêu hóa hiệu quả” - bác sĩ Lâm nhấn mạnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn