MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cty TNHH TM SX Toàn Tâm.

Chuyện xử lý mạt sắt của một nữ doanh nhân

P.Đ LDO | 24/08/2019 16:08
Là nhà phân phối sản phẩm, chị tự nhận trách nhiệm phải tạo sự thuận lợi, hài lòng nhất nơi khách hàng. Bất cứ sự cố lớn hay nhỏ gì xảy ra, dù nguyên nhân không thuộc về nhà phân phối, chị vẫn chia sẻ trách nhiệm và tìm cách để sự cố tương tự không lập lại. Thói quen luôn quan tâm tới mọi người của chị có được từ những năm làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) một doanh nghiệp.

“Thủ phạm” là mạt sắt

Đã có không ít trường hợp mái tôn lợp nhà sau khi lợp chỉ một vài ngày đã có hiện tượng giống như rỉ sét, gây phiền toái cho cả người tiêu dùng lẫn nhà cung cấp. Nguyên nhân đã được chỉ ra là do trong quá trình thi công (lợp tôn trên mái nhà), việc khoan, cắt làm văng tung tóe mạt sắt. Sau một vài ngày, các mạt sắt này khi tiếp xúc với mưa, nắng, sương…, bị rỉ, tạo cảm giác chính bề mặt tấm tôn bị rỉ sét.

Sự cố đó cũng đã đến với Cty TNHH SX TM Toàn Tâm (đại lý cung cấp tôn lợp các loại, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) của chị Huỳnh Châu.

Vào tháng 7.2019, chị Châu có cung cấp cho khách hàng lô tôn màu để lợp nhà. Mái nhà sau khi lợp xong chỉ 1 ngày đã xuất hiện nhiều vết lốm đốm ố vàng, giống như tấm tôn bị rỉ sét, mặc dù trước đó chỉ 1 ngày cả chủ nhà và thợ lợp nhà đều không thấy có gì khác thường.

Chị Châu cùng đại diện nhà sản xuất đã đến khảo sát, sau khi dùng khăn ướt lau chỗ nghi bị ‘rỉ sét”, những đốm “màu lạ” đã biến mất, bên dưới vẫn còn lớp sơn xanh đặc trưng của tấm tol. Khả năng đây là trường hợp “mạt sắt rơi trên mái tôn” mà chị Châu đã từng nghe nói xảy ra ở nơi này nơi khác.

Sản xuất hàng hóa chất lượng, uy tín.

Với trách nhiệm của mình, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Long An đã vào cuộc xem xét khách quan, công tâm vụ việc và nhận định rằng, những chấm màu trông giống rỉ sét thông qua ảnh chụp từ mái tôn cho thấy đây chính là những mạt sắt bắn ra từ quá trình khoan bắt vít thi công gây nên, không phải tôn bị rỉ sét, vì nếu những vệt này có trước khi lợp thì gia đình và thợ lợp nhà đã phát hiện và ngưng thi công.

Ngoài ra, trong phiếu bảo hành sản phẩm của nhà cung cấp cũng đã ghi rõ yêu cầu việc phải lau chùi sạch sẽ mạt sắt trong quá trình thi công và sau thi công để sản phẩm không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Từng là Chủ tịch Công đoàn

Dù câu chuyện đã rõ, “thủ phạm” là mạt sắt rơi trên mái nhà trong quá trình thi công, nhưng chị Châu vẫn thấy mình có trách nhiệm, ít nhất là chị đã không hướng dẫn đến nơi đến chốn cho khách hàng chuyện “lau sạch bề mặt tấm lợp sau khi thi công” có ghi trong phiếu bảo hành.

Chị Châu chia sẻ, dù trong phiếu bảo hành có ghi rõ bằng 2 thứ tiếng “Phải vệ sinh mạt sắt sau khi thi công – Iron filings must be cleared after construction), nhưng người mua hàng có thói quen không đọc kỹ nội dung trên phiếu bảo hành để làm cho đúng.

Còn cơ sở phân phối như chị không phải lúc nào cũng hướng dẫn (bằng miệng) đầy đủ cho khách hàng, nhất là những khi đông khách, vì vậy mới xảy ra sự cố như vừa qua.

Thể hiện trách nhiệm của mình, chị Châu nhận lau chùi, vệ sinh toàn bộ bề mặt mái nhà, đồng thời cam kết nếu hiện tượng tương tự lại xuất hiện (do lỗi nhà cung cấp, không phải do thi công) thì Cty Toàn Tâm sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm, bồi thường cho khách hàng.

Để loại trừ tình huống tương tự có thể xảy ra, chị Châu đã cho nhân viên thiết kế miếng decal thật đẹp, dễ đọc, dán lên từng tấm tol khi bán ra, với nội dung: “Khuyến cáo! Phải vệ sinh mạt sắt sạch sẽ sau khi lợp mái để tránh rỉ sét bề mặt tol”. Chị Châu cho biết, với những công trình lớn đặt hàng tol lợp của Cty Toàn Tâm, chị còn cho nhân viên đến nhắc nhở chuyện “vệ sinh mạt sắt”. Chị nói: “Hàng hóa mình bán ra, mình phải có trách nhiệm đến cùng!”.

Chủ động làm decal để dán lên sản phẩm để loại trừ sự cố “mạt sắt rỉ sét”.

Thói quen chu đáo, luôn quan tâm tới mọi người, tới cộng đồng chị Châu đã tích lũy được từ những năm làm Chủ tịch CĐCS một Cty.

Sau khi nghỉ làm Chủ tịch Công đoàn, cùng chồng mở Cty riêng, chị vẫn tiếp tục gắn bó với tổ chức Công đoàn.

Dù CTy của chị chỉ có hơn 10 lao động, không thuộc diện phải thành lập CĐCS, nhưng chị đã đề xuất LĐLĐ huyện Bến Lức cho thành lập CĐCS và chị tạo mọi điều kiện cho CĐCS hoạt động.

Bà Nguyễn Anh Thư – Chủ tịch LĐLĐ huyện Bến Lức – cho biết: Không chỉ chăm lo thật tốt cho NLĐ và công đoàn viên trong Cty mình, chị Huỳnh Châu còn ủng hộ thường xuyên, nhiệt tình các hoạt động của LĐLĐ huyện như: Tặng “Mái ấm Công đoàn”; trao quà Tết cho công nhân; giúp công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn… Đặc biệt, mỗi năm chị đều giúp 10 trường hợp là con người lao động nghèo trong huyện bị bệnh nặng mỗi trường hợp 5 triệu đồng để trị bệnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn