MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú – 57 năm đổi mới và phát triển

Thanh Huyền LDO | 23/01/2022 09:00

Cuộc trò chuyện đầy thú vị với ông Nguyễn Đình Thường - Nguyên Giám đốc Công ty cơ điện Trần Phú (nay là Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú) giai đoạn 1984-1999 – Người đã có công chuyển hướng doanh nghiệp từ công ty sản xuất các sản phẩm cơ khí sang sản xuất dây & cáp điện. Năm nay ông đã 84 tuổi, nhưng nom còn rất cường tráng và nhanh nhẹn…

Cuối năm 2020, Nhà máy mới của Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú đã đi vào sản xuất, nhưng do ưu tiên chống dịch COVID nên đến 8/1/2022, ông Thường mới đến thăm Nhà máy mới tại KCN Việt Nam - Singapore VSIP tại Hải Dương.

PV: Chào ông, ông có cảm nhận thế nào về Nhà máy mới của Công ty?

- Tôi rất vui sướng, tôi có viết vào sổ lưu bút của Nhà máy là “Nhà máy này là nơi hội tụ ước mơ của người Trần Phú”.

PV: Điều gì khiến ông xem đây là nơi hội tụ ước mơ của người Trần Phú?

- Lớn, đẹp và hiện đại. Tôi không nghĩ cả 4 công đoạn cốt lõi của sản xuất đều là máy và công nghệ của 2 hãng chế tạo hàng đầu thế giới như vậy. Năm 1994 chúng tôi đã tự hào vì sự “chịu chơi” của Công ty, dám đầu tư 1 dây chuyền sản xuất dây điện kéo – bện – bọc lõi – bọc vỏ bằng máy của Malaysia. Nay con cháu mình “chơi” cả 4 bằng hệ thống dây chuyền của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoft và Rosendahl.

Ông Thường trong nhà máy mới của Công ty cổ phần cơ điệnTrần Phú tại KCN Vsip Hải Dương.

PV: 33 năm trước khi ông cùng các cộng sự quyết định chuyển hướng Công ty từ chỗ sản xuất cơ khí sang sản xuất dây & cáp điện, khi đó Công ty cơ điệnTrần Phú của ông có gì?

Ngày ấy chúng tôi chỉ có quyết tâm là nguồn lực lớn nhất!

Được biết năm 1989, Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú (khi đó là Xí nghiệp Cơ khí xây dựng Trần Phú) chuyển từ sản xuất sản phẩm cơ khí sang làm cáp điện với dây chuyền đầu tiên là do tập thể cán bộ kỹ sư chế tạo ra. Khi đó có hai luồng ý kiến từ Bộ năng lượng, một luồng ý kiến không tin sản phẩm này, không cho đưa vào sử dụng. Nhưng cũng có nhiều ý kiến đã khích lệ, tạo nên điểm tựa đầu tiên cho việc chuyển hướng. Và việc chuyển hướng này đã thành công và đem đến cho nước nhà một thương hiệu dây cáp điện mạnh, đáng tự hào.

PV: Năm 1998, khi ông còn làm Giám đốc, Công ty cơ điện Trần Phú được nhận danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”, theo ông vì thành tích gì mà Công ty được Nhà nước tặng danh hiệu cao quý như vậy?

- Như tên gọi của danh hiệu đấy. Năm 1986 Đảng và Nhà nước bắt đầu đưa đất nước theo con đường đổi mới, chúng tớ xung phong, chịu nghĩ, chịu làm, chịu cày, chịu cuốc làm ra máy, ra dây, ra cáp từ chỗ tiền ít…

Những nỗ lực của thế hệ đi trước đã tạo nền tảng cho sự phát triển sau này của Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú.

PV: Cám ơn ông với những chia sẻ về Công ty cổ phần cơ điệnTrần Phú và về thế hệ ông, về những tháng năm sau ngày đất nước được thống nhất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn