MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tật bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?

Ngoan Nguyễn LDO | 27/05/2022 16:30

Bàn chân bẹt tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến hệ xương khớp và sự phát triển sau này của trẻ. Cha mẹ cần nhận biết và điều trị tật bàn chân của trẻ ngay từ sớm.

Theo bác sĩ Wade Brackenbury (Chuyên khoa Thần kinh cột sống, Phòng khám ACC), bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân phẳng lì và không có vòm cong tự nhiên. Khi di chuyển, chân trẻ có xu hướng đi hình chữ V, đầu gối chụm vào nhau, cổ chân bị xoay vào trong hoặc ra ngoài và không thấy hõm chân khi đứng thẳng. Trẻ có thể bị đau chân và gặp khó khăn trong lúc chạy nhảy. Chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có thể do bẩm sinh, béo phì, dây chằng lỏng lẻo, mang giày không phù hợp hoặc do chấn thương.

Click để xem thêm về Chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ.

Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Nếu không phát hiện và điều trị bàn chân bẹt kịp thời, trẻ rất dễ mắc các bệnh xương khớp:

●      Viêm khớp mắt cá chân: Xương khớp, mô mềm xung quanh mắt cá chân bị tổn thương và dẫn đến viêm.

●      Thoái hóa khớp gối: Cổ chân bị xoay vào trong/ra ngoài về lâu dài có thể khiến cho khớp gối bị thoái hóa.

●      Cong vẹo cột sống: Bàn chân bẹt có thể tác động đến cột sống và gây nên những biến dạng xương khớp như cong vẹo cột sống.

●      Ngón chân hình búa: Cấu trúc xương bàn chân thay đổi là nguyên nhân dẫn đến dị dạng ở ngón chân.

●      Viêm cân gan chân: Sự sai lệch trong cấu trúc xương bàn chân khiến cho xương ngón chân phát triển bất thường, gây ra viêm cân gan chân.

●      Viêm gân Achilles: Lòng bàn chân không có hõm làm giảm sự linh hoạt khi di chuyển, dễ gây tổn thương gót chân và dẫn đến viêm gân Achilles.

●      Viêm bao hoạt dịch ngón cái: Cấu trúc ngón cái bất thường do bàn chân bẹt về lâu dài còn có thể gây ra viêm bao hoạt dịch ngón cái.

Bàn chân bẹt còn khiến trẻ có dáng đi xấu, vận động chậm chạp, dễ bị ngã và thiếu tự tin.

Làm sao để tránh các tác hại của bàn chân bẹt?

Trước tiên, phụ huynh cần nhận biết bàn chân bẹt của con bằng cách cho trẻ dẫm chân lên cát. Nếu cát in hình bàn chân có đường cong thì không sao, còn nếu cát in hình nguyên cả bàn chân thì trẻ đang có tật bàn chân bẹt. Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng ngón tay đặt dưới lòng bàn chân của trẻ khi đứng thẳng. Ngón tay nếu không luồn được qua lòng bàn chân thì chứng tỏ trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Thời điểm tốt nhất để chữa trị bàn chân bẹt là ở giai đoạn 3 - 7 tuổi. Lúc này xương bàn chân của trẻ vẫn còn khá mềm, có thể điều chỉnh vòm chân dễ dàng, giúp trẻ phát triển xương khớp bình thường.

Một trong những phương pháp điều trị bàn chân bẹt tối ưu là dùng đế chỉnh hình bàn chân mà không cần phẫu thuật. Đế chỉnh hình có dạng như một miếng lót giày, có tác dụng tạo vòm và nâng đỡ bàn chân trẻ.

Để chỉnh hình bàn chân giúp điều trị bàn chân bẹt an toàn và hiệu quả.

Đế chỉnh hình bàn chân được thiết kế dựa trên công nghệ CAD-CAM hiện đại từ Thụy Sĩ. Đây là loại máy định vị và đo lòng bàn chân, giúp đo độ cong của chân và xác định độ cao cần thiết cho lõm bàn chân ở trẻ. Nhờ đó, bác sĩ sẽ làm ra được đế giày với kích thước chuẩn cho mỗi người.

Để đạt hiệu quả điều trị tối đa, phụ huynh nên chọn cơ sở y tế uy tín và có trang bị công nghệ CAD-CAM. Lưu ý, phụ huynh không nên mua đế chỉnh hình bàn chân bán sẵn ở ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc. Vì mỗi bàn chân sẽ có độ bẹt khác nhau, cần được đo đạc cẩn thận trước khi làm đế. Những loại đế bán sẵn trên thị trường có thể không phù hợp với dáng chân và kích cỡ của trẻ, dẫn đến lõm bàn chân quá sâu hoặc quá nông, không tốt cho trẻ.

Phòng khám ACC – một trong những đơn vị y tế tiên phong ở khu vực Đông Nam Á ứng dụng công nghệ CAD-CAM vào thiết kế và kiểm nghiệm lâm sàng, điều trị các vấn đề về bàn chân bẹt.

Các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại ACC sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Tùy tình trạng bàn chân mà bác sĩ sẽ cung cấp đế chỉnh hình bàn chân chuẩn xác và hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập hỗ trợ cải thiện vòm chân.

Bác sĩ ACC sử dụng máy CAD-CAM đo lòng bàn chân cho trẻ.

Điều trị bàn chân bẹt ở trẻ càng sớm, hiệu quả càng cao. Do đó, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa con đến phòng khám uy tín để được chẩn đoán và điều trị, giảm thiểu tối đa biến chứng về xương khớp và sức khỏe tổng thể của trẻ.

Phòng khám ACC - chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống:

● Chi nhánh 1: 99, Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM. Tel: (028) 3939 3930.

● Chi nhánh 2: Lầu 1, 86 Tản Đà, Phường 11, Quận 5, TP. HCM. Tel: (028) 3838 3900.

● Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (024) 3265 6888.

● Chi nhánh 4: 112 - 116, Đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Tel: (0236) 3878 880.

Website: acc.vn

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn