MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Để vàng lùn, lùn xoắn lá không là ám ảnh

Hoàng Huy LDO | 05/05/2018 19:08

Đúng như dự báo của các nhà chuyên môn, vàng lùn, lùn xoắn lá (VLLXL) đã bắt đầu xuất hiện và ảnh hưởng đến các trà lúa khu vực ĐBSCL. Đó là hệ quả của việc “xé rào”, không gieo sạ theo lịch khuyến cáo, thiếu đồng loạt, không có thời gian cách vụ nên loại bệnh nguy hiểm này có nguy cơ bùng phát trở lại theo quy luật tự nhiên của nó.

Đã xuất hiện nhiều nơi

Theo Trung tâm BVTV phía Nam, vụ Đông xuân (ĐX) 2017 - 2018, tổng diện tích bị nhiễm VL-LXL toàn vùng ĐBSCL là 5.514 ha (tăng 5.304 ha so với vụ ĐX 2016 - 2017) với tỷ lệ nhiễm bệnh >10% là 3.955ha. Bệnh xuất hiện ở các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh.

Cây lúa  bị nhiễm VLLXL chồi lúa có chót lá bị vàng, lá mọc sạt ngang, bụi lúc có nhiều chồi, chồi có thể đâm ra từ đốt thân, nhiều lá bị xoắn lại; nếu cây lúa bị nhiễm VL-LXL thì sẽ kết hợp cả 2 triệu chứng trên, lúa không trổ bông hay bị nghẹn; nếu trổ được thì cũng bị lem lép, làm sụt giảm một phần hay toàn bộ năng suất.

Theo Viện Bảo vệ Thực vật, tác nhân trung gian truyền cả hai loại bệnh virus kể trên chính là rầy nâu. Cả rầy trưởng thành và rầy con đều có thể truyền bệnh. Thời gian ủ bệnh trung bình trong cơ thể rầy nâu từ 8 - 12 ngày, sau khi truyền bệnh cho cây lúa, rầy nâu cần khoảng 6 giờ để nhân virus trong cơ thể trước khi truyền bệnh cho cây lúa khác .

Vụ hè thu 2018, rầy nâu, bệnh VL-LXL tiếp tục được dự báo là sẽ diễn biến phức tạp, có thể gây hại trên nhiều trà lúa. Theo nhận định của Trung tâm BVTV phía Nam, diện tích lúa nhiễm bệnh VL-LXL sẽ còn tăng trong vụ lúa Hè thu (HT) đang xuống giống, cũng như những vụ lúa tiếp theo nếu không có giải pháp phòng trị hiệu quả.

Phòng trừ rầy nâu hiệu quả sẽ không bị VLLXL

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với thời tiết thất thường, rầy nâu càng dễ sinh sôi, lan truyền dịch bệnh. Thêm vào đó, thời gian cách ly giữa các vụ lúa rất ngắn, thậm chí có nơi nông dân sản xuất gối vụ (chỗ cắt - chỗ sạ), gieo sạ ngoài khung thời vụ khuyến cáo, nên dịch hại dễ bùng phát và tái phát hơn so với trước đây.

Ngoài truyền bệnh, rầy ấu trùng và trưởng thành còn chích hút nhựa từ thân cây lúa. Trường hợp bị hại nhẹ, cây lúa sẽ bị khô các lá chân, bị hại nặng sẽ xảy ra hiện tượng “cháy rầy”. Hiện tượng cháy rầy ban đầu sẽ xuất hiện thành từng chòm, còn khi gặp điều kiện thuận lợi, nó sẽ lan ra rất nhanh có khi cháy khô cả cánh đồng trong khoảng thời gian rất ngắn, gây thất thu toàn bộ ruộng lúa, làm giảm hiệu quả đầu tư của bà con nông dân.  

Do rầy nâu chính là "thủ phạm" làm bùng phát bệnh VL-LXL, nên để phòng bệnh, cần có giải pháp quản lý hiệu quả đối tượng này.
Để tránh rầy nâu, khi xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại quanh bờ, đặc biệt là lúa rài, lúa chét; cày vùi hay đốt sạch rơm rạ nhiễm bệnh của vụ trước và đảm bảo thời gian cách ly nguồn bệnh tối thiểu là 15 ngày. Ngoài ra, bà con cần lưu ý xuống giống lúa HT theo hướng tập trung, né rầy, hạn chế thấp nhất rầy nâu di trú mang mầm bệnh VL-LXL truyền bệnh cho cây lúa ngay từ giai đoạn đầu.

Khi mật số rầy đạt đến ngưỡng phòng trừ (5 con/tép ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh và 3 con/tép ở giai đoạn làm đòng trở đi). Có thể sử dụng nhiều loại thuốc BVTV khác nhau để diệt rầy trong đó có Chess 50WG và Minecto Star 60WG. Chess 50WG có đặc tính lưu dẫn mạnh 2 chiều theo mạch gỗ và mạch nhựa, tạo ra hiệu lực kéo dài, giúp tiết kiệm chi phí và công phun. Đặc biệt, sản phẩm này thân thiện với môi trường và ít ảnh hưởng đến quần thể thiên địch trong tự nhiên.

Để tận dụng tối đa hiệu quả của Chess 50WG, bà con cần phải sử dụng khi vừa thấy rầy cám (rầy nhí/trắng trong) xuất hiện trên ruộng. Phun thuốc Chess sớm vào thời điểm này sẽ giúp cắt lứa rầy, không lo bộc phát và tránh được nguy cơ cháy rầy vào cuối vụ. Các chuyên gia nông nghiệp cũng lưu ý, khi sử dụng thuốc BVTV để quản lý rầy nâu, trước khi phun thuốc, bà con nên cho nước vào ruộng để rầy di chuyển lên cao, dễ trúng thuốc hơn; cần sử dụng nồng độ và lượng nước theo đúng khuyến cáo để thuốc có thể tiếp xúc được với rầy nâu ở phần gốc lúa; nên cho vòi phun sát gốc lúa và phun ướt đều.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn