MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Để vụ lúa Đông Xuân đạt hiệu quả

Hoàng Huy LDO | 14/01/2018 20:04

Theo Bộ NNPTNT, vụ Đông Xuân 2017 -2018, các tỉnh ĐBSCL dự kiến xuống giống 1,5 triệu ha. Đây được xem là chính vụ trong năm của ĐBSCL. Để có một vụ mùa “bội thu” người trồng lúa cần chú ý đến lịch xuống giống, phòng tránh dịch bệnh và bón phân hợp lý.

Chủ động nguồn nước

Theo Bộ NNPTNT, vụ đông xuân 2017-2018, toàn vùng ĐBSCL dự kiến xuống giống hơn 1,53 triệu ha lúa; thời vụ gieo sạ từ cuối tháng 10 đến khoảng tháng 1.2018. Ở những nơi đất gò cao, ít bị ngập lũ… sẽ chủ động xuống giống sớm; các địa phương ven biển cần chủ động nguồn nước ngọt nhằm đề phòng hạn hán và xâm nhập mặn có thể gây hại cho lúa.

Tại các tỉnh đầu nguồn, một số tỉnh đã bắt đầu thu hoạch. Đồng Tháp xuống giống khoảng 206.000ha, khoảng 45% diện tích áp dụng biện pháp sạ thưa, sạ hàng. Để vụ đông xuân tới đảm bảo thắng lợi, tỉnh đề ra khung thời vụ xuống giống theo 3 đợt. Đợt 1 (từ ngày 1 đến 7.11) khoảng 50.000ha, ở các huyện Tháp Mười, Tân Hồng và Cao Lãnh. Đợt 2 (từ ngày 29.11 đến 5.12), đây là đợt xuống giống tập trung tại các huyện, thị, với diện tích khoảng 100.000ha (chiếm gần 50% diện tích kế hoạch). Xuống giống đợt này, dự kiến lúa đông xuân thu hoạch ngay sau Tết Nguyên đán 2018. Đợt 3, từ cuối tháng 12 đến tuần đầu tháng 1.2018, sẽ xuống giống dứt điểm đối với những diện tích còn lại và nhằm cách ly thời vụ cho vụ hè thu 2018.

Tại TP Cần Thơ, vụ đông xuân 2017 - 2018 dự kiến xuống giống hơn 84.000ha, trong đó, sản xuất khoảng 10.000ha lúa sạch ở các huyện Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thốt Nốt, theo kỹ thuật tiên tiến, áp dụng quy trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, nhằm tăng lợi nhuận cho người dân.

Lãnh đạo UBND huyện đầu nguồn Tân Hưng (Long An) cho biết, năm nay nước lũ về sớm cộng với mưa dầm đã làm ảnh hưởng nhiều diện tích lúa hè thu của người dân. Do đó, vụ đông xuân 2017-2018, huyện nỗ lực sản xuất hiệu quả nhằm bù vào những thiệt hại vừa qua. Khoảng 38.000ha lúa đông xuân tới sẽ được xuống giống từ giữa tháng 11 trở đi. Hiện tại, ngành nông nghiệp cùng nông dân vệ sinh đồng ruộng, làm đất thông thoáng, cắt mầm bệnh, chủ động diệt ốc bươu vàng… nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Cần chăm sóc tốt

Theo các tỉnh ĐBSCL, đây là chính vụ trong năm nên cần phải chăm sóc tốt. Theo Sở NNPTNT Đồng Tháp, việc chia ra thành từng đợt nhằm chủ động nguồn nước, né rầy và chăm sóc tốt hơn.

Nhằm tránh sâu bệnh, ngành nông nghiệp khuyến cáo cần tuân thủ lịch thời vụ; cắt vụ để không lưu mầm bệnh có khả năng gây ra. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nếu phát hiện dịch bệnh phải kịp thời thông báo cho cán bộ khuyến nông gần nhất để kịp thời ứng phó.

Về phân bón cần tuân thủ việc bón phân theo phương pháp so màu lá lúa; canh tác lúa theo phương pháp 3 giảm, 3 tăng. Do nước lũ đầu nguồn rút còn để lại lượng phù sa phong phú vì vậy cần cân đối lượng đạm phù hợp để cây lúa không dư đạm. Bà con có thể tham khảo quy trình bon phân sau:

Phân bón gốc:

 

* Phân bón lá:

+ Thời kỳ cây con, đẻ nhánh (15-20 NSS): Sử dụng chất kích thích sinh trưởng Dekamon 22.43SL: pha 5ml/bình 16L, phun 2 bình/1.000m2 hoặc phân bón lá Foliar Blend: pha 50 ml/bình 16L; 2 bình/1.000m2 hoặc phân bón lá Tekka: pha 10g/bình 16L; 2 bình/1.000m2;

+ Thời kỳ làm đòng (40-45 NSS), trước trỗ (55-60 NSS) và sau trỗ (70-75 NSS): Sử dụng phân bón lá Hoàng Hổ Si: pha 50 ml/bình 16L, phun 2 bình/100m2.

Chúc bà con thành công.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn