MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Để xoài ghép đạt chất lượng

Hoàng Huy LDO | 25/12/2017 06:54

Gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều loại xoài trái to, đủ màu, được người tiêu dùng ưa thích. Có nhiều loại khác nhau, nhưng người dân cho rằng là xoài Thái Lan, xoài Đài Loan... Tuy nhiên, với kỹ thuật ghép hiện nay, nhà vườn có thể cho ra trái xoài vừa to, ngon chất lượng và ít sâu bệnh.

Kỹ thuật ghép không khó

Xoài ghép được các nhà vườn ĐBCSL áp dụng từ nhiều năm nay với nhiều kỹ thuật khác nhau. Nhiều nơi như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long các nhà vườn đã ghép xoài với kỹ thuật cao, cho trái theo ý muốn của mình. Gần đây xuất hiện nhiều loại xoài có trái to, đủ màu khiến người tiêu dùng thích thú. Tuy nhiên, thay vì trồng từ hạt sẽ có thời gian cho trái lâu lại cham sóc khó, nhà vườn ghéo với xoài bản địa kéo ngắn thời gian cho thu hoạch lại ít sâu bệnh.

Có nhiều cách ghép để chuyển đổi giống cây cũ thành cây mới nhanh chóng. Về phương pháp hay dùng là ghép nêm nối ngọn và ghép áp.

Để thực hiện có kết quả, thì gốc ghép cần phải cưa bỏ các cành già cỗi, chừa độ cao cách mặt đất khoảng 1 - 1,5m; còn bỏ ghép cần tuyển chọn từ các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, dùng các cành bánh tẻ (cành non, các lá đọt đã chuyển sang màu xanh lợt). Vườn cây làm gốc ghép thường là vườn cây hoặc bị già, hoặc năng suất kém hay chất lượng không ngon.

Có 2 phương pháp ghép được chọn, đó là ghép nối ngọn trên cành mới của gốc ghép và ghép áp theo kiểu ghép cửa sổ sử dụng cho việc ghép trực tiếp vào đoạn thân của gốc ghép. Kinh nghiệm cho thấy kiểu ghép nêm nối ngọn có thể sử dụng tốt cho cả gốc ghép là giống còn non hay giống đã già. Còn với gốc ghép già thì tốt nhất là ghép nêm nối ngọn trên cành mới ra của gốc ghép.

Sau khi ghép thì các biện pháp chăm sóc là rất cần thiết để tỷ lệ sống cao và cây bật chồi, đâm cành, sinh trưởng nhanh. Yếu tố quan trọng cho gói kỹ thuật này là phân bón và kỹ thuật bón phân. Người ta có thể sử dụng nhiều nguồn phân khác nhau, miễn là bảo đảm được đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho từng thời kỳ sinh trưởng của xoài.

“Đầu Trâu” sẵn sàng chăm sóc xoài ghép

Sau khi ghép, bón phân là khâu quan trọng nhất. Bởi nó ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng cũng như năng suất, chất lượng của sản phẩm ghép. Bón phân cân đối đạm và NPK là kỹ thuật cần phản nắm vững, nhiều người cho rằng đây là “bí quyết” của từng cá nhân nhà vườn nên khó có thể truyền đạt cho người khác.

Nhằm đơn giản khâu bón phân cho Xoài ghép, sản phẩm phân bón Đầu Trâu là giải pháp cho bài toán khó này.

Trước khi ghép chuyển đổi, cần xới đất quanh gốc xoài làm gốc để ghép, phơi đất khỏang 1 tuần, bón khoảng 1,5 - 2kg vôi bột, bón 20 - 30kg phân chuồng và khoảng 1kg phân lân, hay tốt nhất là bón 1,5 - 2kg Đầu Trâu bón lót. Khi cành non trên gốc ghép đủ điều kiện để ghép, ta tiến hành ghép mắt ghép lên, chú ý ghép vào giữa mùa mưa là tốt nhất.

Để chồi ghép mọc lên nhanh và khỏe ta pha loãng đạm vàng 46A+, khoảng 15 - 20 gr/lít tưới quanh gốc, cứ 1 tuần tưới 1 lần. Khi số lá của cành ghép ra được 4 - 5 lá ta sử dụng Đầu Trâu 215 TE bón mỗi gốc 100 - 150gr, khoảng 30 ngày bón 1 lần, chỉ cần sử dụng một loại phân này bón cho đến hết năm thứ 2. Chuyển sang năm thứ 3, ta dùng phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE để bón, liều bón 200 - 250gr cho một lần bón.

Mỗi năm vào đầu mùa mưa ta lại bón thêm phân chuồng hay phân hữu cơ các loại, kết hợp với phân Đầu Trâu bón lót. Trường hợp thiếu các loại phân này thì xẻ đất quanh gốc và cho lá cây, cỏ khô, phân Đầu Trâu bón lót vùi quanh gốc để bảo đảm chất hữu cơ không bị suy giảm và bảo đảm môi trường đất được cải tạo.

Chúc bà con thành công.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn