MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa

Miền Tây trồng mãng cầu xiêm đón Tết

Hoàng Huy LDO | 02/01/2017 14:03
Trong bàn thờ gia tiên của người miền Tây ngày Tết thường không thiếu trái mãng cầu. Trái mãng cầu xiêm đi kèm với các loại trái cây khác với mong muốn cầu được an bình, may mắn, làm ăn phát đạt cho cả năm. Mãng cầu xiêm gần đây không còn là cây xóa đói giảm nghèo nữa mà có thể làm giàu nếu biết cách trồng, chăm sóc tốt bởi đầu ra ổn định.

Lợi nhuận khá cao
Tại xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, mô hình trồng mãng cầu xiêm, còn gọi là mãng cầu gai ghép gốc cây bình bát đang được nhiều nông dân áp dụng. Ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây trồng này còn có lợi thế thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, thích ứng với loại đất nhiễm phèn của xã.
Ông Nguyễn Văn Nam gắn bó với cây trồng này gần 8 năm nay cho biết: 100 lên trên 150 gốc trồng cây mãng cầu gai ghép gốc bình bát trên khu vực trên 5.000m2, có thể thu nhập 100 triệu đồng/năm. Ông Nam cho rằng đây là loại cây dễ trồng, đầu ra ổn định, hiện được các thương lái ở chợ Tân Lý Đông, huyện Châu Thành thu mua với giá 30.000 đồng. Từ lợi thế của cây mãng cầu xiêm, Hội Nông dân khuyến khích nhân rộng.
Nói đến mãng cầu, miền Tây phải kể đến huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang – nơi đây có diện tích mãng cầu xiêm lớn nhất, với trên 850 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch gần 600 ha, năng suất bình quân từ 18 – 20 tấn/ha, sản lượng mỗi năm trên 11.000 tấn quả. Ông Lê Văn Gạo, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông trồng chuyên canh mãng cầu gần 1 ha. Với diện tích này ông thu 13 tấn, trung bình giá bán từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg gia đình ông thu khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 100 đến 120 triệu đồng/năm. Tương tự, ông Võ Minh Tân, cư ngụ tại ấp Gảnh, xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông canh tác 9.000 m2 mãng cầu xiêm. Ông Tân cho biết, trung bình mỗi năm ông đạt sản lượng trên 20 tấn quả, thu lãi ròng gần 250 triệu đồng/năm. 
Theo Phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt cùng khả năng thích nghi cao với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, cây mãng cầu xiêm được xác định là một trong những cây trồng chủ lực cần phát huy của địa phương. Với giá bán khoảng 15.000 đồng/kg, mỗi ha mãng cầu xiêm đạt giá trị sản lượng 300 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên dưới 200 triệu đồng/ha/năm.

Cần đề phòng dịch bệnh

Tuy nhiên, mãng cầu xiêm khi được đưa vào trồng đại trà thành vùng chuyên canh lớn tại huyện cù lao phát sinh dịch bệnh rất khó phòng trị, đặc biệt là bệnh thối rễ, chết cành.
Nhằm giúp nông dân phòng trị có hiệu quả bệnh thối rễ, chết cành trên cây mãng cầu xiêm, TS. Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cùng các nhà khoa học của Viện đã đúc kết thành quy trình quản lý tổng hợp; khuyến cáo các giải pháp đồng bộ từ chọn giống tốt, làm đất, quy hoạch vườn tược, mật độ trồng, xử lý mầm bệnh và chăm sóc, thâm canh theo khoa học…
Theo ông Nguyễn Văn Sinh, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang, từ khi có kết quả nghiên cứu và đúc kết thành quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối rễ, chết cành trên mãng cầu xiêm, trong hai năm 2013 – 2014, Chi cục đã kết hợp cùng Viện Cây ăn quả miền Nam triển khai hàng trăm cuộc tập huấn, hội thảo, chuyển giao quy trình thâm canh, phòng chống bệnh thối rễ, chết cành trên mãng cầu xiêm tại các địa bàn vùng chuyên canh. Những vườn quả tuân thủ quy trình được khuyến cáo có 80% cây đã phục hồi tốt. 
Đa số người dân thường nhân giống mãng câì bằng hạt là chính nhưng cũng có người chiết cành, ghép với cành. Tuy nhiên, theo khuyến cáo cùa nhà chuyên môn thì nên gieo hạt, dù thời gian có lâu cho trái hơn nhưng bù lại ít dịch bệnh và thời gia cho trái lâu hơn, cây chậm già cỗi hơn.
Khi cây trưởng thành, cần bón phân cân đối NPK, nên chọn các loại phân 10 – 10 -10, với cây 1 năm bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi cây lớn giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng/cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa). Với lượng phân bón như vậy thì bạn sẽ hoàn toàn có được những trái mảng cầu xiêm to tròn và thơm ngon.
Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thuốc như Supracid, Bi 58ND, Sumithion, Suprathion. Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết đốm đen. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc Benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN
Để hạn chế tác hại của sâu, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây: Thường xuyên làm vệ sinh vườn tược, xén tỉa những cành bị sâu bệnh, những cành không cho trái nằm khuất trong tán cây… để cho vườn thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ và để dễ phát triển con trưởng thành, từ đó có biện pháp diệt trừ. Nên xịt một đợt thuốc trừ sâu để diệt những con sâu đang có mặt trên vỏ trái, chờ khoảng 2-3 ngày sau dùng bao giấy, bao nilon, bao chuyên dùng… bao trái lại, cách làm này còn có tác dụng hạn chế rệp sáp, một đối tượng cũng thường xuyên gây hại cho trái. Các loại thuốc như: Bian 40EC; Sherpa 10EC hoặc 25EC; Visher 25EC; Padan 90SP; Ofatox 50EC; Selecron 500ND; Decis 2,5EC… Sau đó khoảng 10-15 ngày phun tiếp lần 2. Nếu sâu vẫn còn có thể phun thêm một vài lần nữa, nhưng nhớ phải ngưng xịt thuốc trước khi thu hoạch ít nhất là 2 tuần để không gây độc hại cho người ăn.  

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn