MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lãi suất điều hành giảm sẽ giúp các ngân hàng có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Ảnh: Hải Nguyễn

Cơ sở nào để Ngân hàng Nhà nước giảm thêm lãi suất?

Lam Duy LDO | 13/05/2020 15:02

Quyết định giảm mạnh các lãi suất điều hành từ hôm nay (13.5) của Ngân hàng Nhà nước gây nhiều bất ngờ bởi đây là điều chỉnh lần thứ 2 liên tiếp trong chưa đầy 2 tháng.

Theo các quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều mức lãi suất điều hành, trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng và trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên đồng loạt giảm từ ngày hôm nay 13.5, với mức giảm lớn nhất là 0,5%/năm.

Điều gây nhiều bất ngờ với thị trường là lần đầu chỉnh này được đưa ra chưa đầy 2 tháng sau khi cơ quan ngân hàng trung ương vào ngày 16.3.2020 đã quyết định điều chỉnh giảm một loạt lãi suất điều hành.

Lý giải về cơ sở của đợt điều chỉnh có hiệu lực từ ngày 13.5, ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho hay, các mức lãi suất được NHNN điều chỉnh trên cơ sở đánh giá diễn biến thị trường quốc tế, nhiều ngân hàng trung ương các nước thực thi các biện pháp nới lỏng định lượng và cắt giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua suy thoái.

"Trong nước, nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục tạo dư địa điều hành chính sách tiền tệ cho NHNN trong bối cảnh thị trường tiền tệ và ngoại hối ổn định, lạm phát có khả năng được kiểm soát theo mục tiêu, tăng trưởng kinh tế bị tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19" - ông Hà cho biết thêm.

Chính vì vậy, theo người đứng đầu Vụ Chính sách tiền tệ, quyết định giảm đồng bộ các mức lãi suất của NHNN lần này cùng với việc quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay một cách bền vững thời gian tới, góp phần tích cực giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế.

Trả lời câu hỏi về định hướng điều hành của NHNN trong thời gian tới đây, ông Phạm Thanh Hà cho hay NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường trong và ngoài nước, kết quả triển khai các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất.

"Trên cơ sở đó, chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế" - ông Hà nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn