MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa: Phan Anh

Giá vàng hôm nay 26.7 "nhảy múa" thất thường, người mua đối diện rủi ro

Khương Duy (T/H) LDO | 26/07/2022 10:13
Trong khi giá vàng thế giới bất động, thị trường kim loại quý trong nước liên tục "nhảy múa" thất thường. Chênh lệch mua - bán vàng được đẩy lên rất cao khiến người mua đối diện rủi ro.

Giá vàng trong nước tính đến 9h30 ngày 26.7 được Tập đoàn DOJI niêm yết chiều mua vào 63,5 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 65,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng tại DOJI là 2 triệu đồng/lượng.

So với mở cửa phiên giao dịch trước (25.7), giá vàng tại DOJI giảm 1 triệu đồng/lượng chiều mua vào và tăng 500.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC chiều mua vào ở ngưỡng 65,22 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 66,18 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC đang là 940.000 đồng/lượng.

So với mở cửa phiên giao dịch trước (25.7), giá vàng tại Bảo Tín Minh Châu giảm 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và giữ nguyên chiều bán ra.

Giới chuyên gia nhận định, mức chênh lệch mua vào - bán ra của các đơn vị kinh doanh trong nước vẫn đang quá cao. Điều này đồng nghĩa với việc đẩy rủi ro về phía người mua.

Diễn biến giá vàng thế giới (Kitco).

Giá vàng thế giới mở cửa phiên giao dịch hôm nay giao dịch trên Kitco ở ngưỡng 1.725,8 USD/oz. So với mở cửa phiên giao dịch trước, giá vàng thế giới tăng 2,9 USD/oz.

Mặc dù chỉ số US Dollar Index đã hạ nhiệt đầu tuần, nhưng thị trường kim loại quý thế giới vẫn không có nhiều phản ứng. Các nhà đầu tư vàng vẫn do dự khi đầu tư vào kim loại quý này.

Daniel Pavilonis - chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures cho biết, yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến vàng là đồn đoán về cuộc họp của Fed, trong khi kết quả tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2022 của Mỹ, dự kiến được công bố vào ngày 28.7, cũng có thể là một động lực quan trọng.

Công cụ FedWatch của CME cho thấy, khả năng Fed sẽ nâng 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tuần này đang ở mức trên 77%. Mặc dù triển vọng về một động thái 100 điểm cơ không còn nữa, nhưng các nhà phân tích vẫn cho rằng vàng tiếp tục gặp khó khăn khi Fed dự kiến sẽ tái khẳng định quan điểm “diều hâu” của mình với các tăng lãi suất tích cực hơn nữa vào mùa thu này.

“Thông thường, trước cuộc họp của Fed, bạn thấy vàng bị bán tháo và đó là điều bình thường", ông Pavilonis cho biết.

Trong khi đó, các nhà phân tích tiền tệ tại Brown Brothers Harriman nói rằng họ vẫn lạc quan đối với đồng bạc xanh ngay cả khi nó chứng kiến 3 ngày lỗ liên tiếp:

"Dữ liệu kinh tế Mỹ đang suy yếu, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Chúng tôi mong đợi rằng sẽ có một khoảng thời gian củng cố đối với đồng USD cho đến khi triển vọng kinh tế Mỹ trở nên rõ ràng hơn".

Các nhà phân tích hàng hóa tại TD Securities nhận định, bất chấp tâm lý trên thị trường thay đổi, vàng phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn và giá vàng cần phải đẩy lên trên 1.775 USD/oz để cắt đứt xu hướng giảm hiện tại.

Trên thị trường vật chất, nhập khẩu vàng ròng của Trung Quốc - nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới qua Hong Kong (Trung Quốc) đã tăng gần gấp 5 lần trong tháng 6.2022, khi các ngân hàng tăng cường mua vào và các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 được nới lỏng.

Giá các kim loại khác: Giá bạc giao ngay giảm 0,8% xuống 18,44 USD/oz. Giá bạch kim tăng 0,8% lên 880,24 USD/oz, trong khi palladium giảm 1,1%, xuống 2.009,64 USD/oz.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn