MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

IPO Techcombank – cơ hội hiếm có để tiếp cận với ngân hàng có khả năng tăng vốn lớn

Travis Lundy LDO | 28/05/2018 14:00
Đây là thương vụ IPO nóng nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại và nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến thương vụ này.

Techcombank đang sở hữu những gì?

Techcombank (HOSE: TCB) sẽ chính thức niêm yết trên TTCK vào ngày 4.6. Techcombank và các cổ đông hiện hữu đang bán 164 triệu cổ phiếu quỹ (mua lại cổ phiếu HSBC vào mùa thu năm ngoái) và cổ phiếu đang lưu hành với giá trị lên đến 922 triệu USD (120 - 128,000 đồng/cổ phiếu).

Đây sẽ là IPO lớn nhất kể từ thương vụ Vincom Retail JSC sáu tháng trước đây. Nếu thương vụ này hoàn thành, thì số lượng cổ phiếu được đăng ký bán là 1.16 tỷ và giá trị vốn hóa thị trường khoảng 6.5 tỷ USD.

Có nên mua cổ phiếu của Techcombank?

Techcombank là một trong hai ngân hàng ở Việt Nam chuẩn bị công bố lợi nhuận theo quy định IFRS (Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế). Trong số các ngân hàng lớn, Techcombank có chi phí thấp nhất, biên lãi thuần (NIMs) tốt, và đang thực hiện kế hoạch đầu tư vào công nghệ.

Techcombank cũng đang thực hiện kế hoạch bán chéo, và kỳ vọng rằng tập trung vào phân khúc trung thượng lưu ở thành thị sẽ đem lại hiệu quả cao.

Cách đây ba tuần, cả Moody’s và S&P đã nâng hạng chỉ số huy động ngoại tệ và nội tệ của TCB lên mức B1, xếp hạng phát hành cổ phiếu không bằng USD đạt B2, tương đương với mức xếp hạng quốc gia.

Thị trường dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng và Techcombank đang trên đà phát triển. Theo công bố ngày 20.4, lợi nhuận Quý 1 đạt 2.050 tỷ đồng, mức tăng trưởng lợi nhuận trên 93%/năm, nằm ở ngưỡng trên của biên độ chào bán, giúp ngân hàng này đạt P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) gấp 18.5 lần năm 2017 nếu lợi nhuận Quý 2 – Quý 4 năm 2018 không tăng.

Techcombank là điểm sáng trong số các ngân hàng

Tỷ lệ giao dịch qua thẻ tín dụng VISA cao nhất. Tỷ lệ CASA gần như cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (đứng thứ 2 sau Ngân hàng Quân đội). Thị phần sản phẩm bảo hiểm kết hợp ngân hàng đứng thứ 1 (năm ngoái TCB ký thỏa thuận hợp tác chiến lược 15 năm với Manulife Việt Nam).

Techcombank đang tập trung vào cho vay nhà dự án và là một trong những ngân hàng có tỷ lệ dự phòng cao nhất (2.4%) và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất (1.6% tính đến 31.12.2017; Ngân hàng Ngoại thương đứng số 1, Ngân hàng Quân đội đứng ngay sau Techcombank) và được xếp hạng tín dụng cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần (trước kỳ nâng hạng gần nhất). TCB đã xử lý xong nợ bán sang VAMC và hoàn thành trích lập dự phòng cho các khoản nợ cũ.

Techcombank dường như là điểm sáng trong các ngân hàng Việt Nam, khai thác tốt đầu tư về công nghệ và không ngừng thực hành giá trị cốt lõi “Lấy khách hàng làm trọng tâm”.

Triết lý kinh doanh của Ngân hàng này tập trung vào phát triển toàn bộ chuỗi giá trị. Ví dụ như ở bất động sản, nhiều hoạt động cho vay diễn ra nhanh chóng ở cấp chủ đầu tư. Techcombank hướng đến toàn bộ chuỗi giá trị - cho vay nhà cung cấp cho chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà thầu, và các khoản vay thế chấp.

Techcombank dẫn đầu trong các phân khúc tăng trưởng cao

Cụ thể, vay thế chấp bất động sản giúp CAGR (lợi nhuận gộp) tăng 17%, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp (tương đương 6% GDP và 30% hộ gia đình).

TCB dẫn đầu về giao dịch thẻ VISA, phân khúc giúp CAGR tăng 37%. Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam đang đặt mục tiêu giảm tỷ lệ giao dịch tiền mặt xuống 10% vào năm 2020, nhưng tính đến năm 2017, tỷ lệ sử dụng thẻ chỉ đạt 5% - vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong mảng này.

TCB có được nhiều khách hàng siêu giàu với chi phí rất thấp thông qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đồng thương hiệu TCB và Vietnam Airlines (và 15% tổng các khoản vay thế chấp của TCB đến từ những khách hàng này), cho thấy Ngân hàng có chiến lược thu hút khách hàng siêu giàu với chi phí thấp.

Kinh doanh bảo hiểm kết hợp với sản phẩm ngân hàng giúp tăng CAGR 25-30%. Tỷ lệ sử dụng sản phẩm bảo hiểm thấp với tổng phí bảo hiểm nhân thọ chiếm 1% GDP, và phí bảo hiểm trung bình/người chỉ trên 22 USD. Nhưng TCB đang dẫn đầu mảng kinh doanh này.

Cho vay mua xe tăng trưởng 15%, nhưng tỷ lệ này sẽ còn tăng. Mảng này chiếm 1% GDP, như vậy vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Và khi mức thu nhập tăng lên (nhất là ở các tỉnh có hoạt động xuất khẩu phía đông bắc Việt Nam với sự đầu tư mạnh mẽ của Samsung), người sử dụng xe máy sẽ chuyển sang dùng ô tô nhiều hơn.  

TCB lựa chọn phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và ngân hàng giao dịch

TCB là nhà môi giới trái phiếu hàng đầu trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM với trên 80% thị phần.

Hiện ngân hàng này bán rất nhiều trái phiếu cho khách hàng siêu giàu qua kênh bán lẻ.

Trong hoạt động cho vay doanh nghiệp, TCB hiểu rõ khách hàng của mình, hướng đến chu kỳ vốn lưu động thay vì chu kỳ đầu tư dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Tài sản dài hạn hơn đang bắt đầu được chuyển đổi thành trái phiếu.

Thêm vào đó, Techcombank đầu tư vào công nghệ nhiều hơn các ngân hàng thương mại cổ phần khác, chiến lược này giúp cho nhân viên TCB làm việc dễ dàng hơn. Kết quả là ngân hàng có tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn, tuy vậy tỷ lệ này còn tương đối cao so với mục tiêu 10%.

Định giá cổ phiếu TCB có phù hợp không?

Từ góc độ lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS), không tính đến tác động của IFRS9, dường như Techcombank sẽ giao dịch tốt dưới 15x và dưới 17x theo báo cáo về EPS năm 2017 (mặc dù có một số giao dịch one-off và một giao dịch không phải one-off, PER ở mức thấp 20s). Do vậy, Techcombank vẫn là ngân hàng top dưới xét về EPS (lợi nhuận trên một cổ phiếu) nhưng với khả năng sinh lời cao ở Việt Nam và trong khu vực.

Phân tích về giá cổ phiếu, các chuyên gia cho rằng nếu xét từ góc độ giá cổ phiếu trên giá trị ghi sổ (PBR), giá cổ phiếu TCB là hợp lý. Nếu xét từ góc độ lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS), giá này không đắt. Nếu xét từ góc độ chất lượng, giá cổ phiếu TCB vừa sức mua. 

Nếu bạn nghĩ chứng khoán Việt Nam sẽ giảm giá, chỉ số beta có thể bị ảnh hưởng, nhưng giá cổ phiếu TCB theo kịch bản này sẽ rẻ hơn ngân hàng khác xét theo góc độ lợi nhuận/cổ phiếu.

Các chuyên gia đề xuất mua cổ phiếu TCB với những người muốn đầu tư vào Việt Nam trong trung hạn. Ngay cả khi có sở hữu nước ngoài thì vẫn khó để kiểm soát rủi ro của ngân hàng, và Techcombank dường như là ngân hàng chất lượng tốt nhất ra IPO trong năm nay. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn