MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Lãi suất cho vay tiêu dùng cao: Có phạm luật?

P.V LDO | 16/05/2018 15:32

“Nhiều cá nhân, gia đình “ngã ngửa” khi nhìn vào số tiền lãi họ phải trả hoặc “trả mãi mà vẫn còn rất nhiều tiền gốc” là những thắc mắc thường gặp. Tuy nhiên, bản chất của sự việc xuất phát từ việc thiếu kiến thức của người dân khi vay vốn từ các công ty tài chính.” LS Lê Văn Hồi, Công ty Luật My Way cho hay.

Hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay tiêu dùng dao động từ 20-30%, tùy thuộc vào lịch sử tín dụng và khả năng thanh toán của người vay. Điều này có nghĩa là nếu khách hàng có khả năng trả nợ càng cao thì lãi suất vay tiêu dùng càng thấp.

Cá biệt, một số trường hợp khách hàng phải vay tiêu dùng với lãi suất lên tới 40-50% do hồ sơ vay quá yếu, lịch sử tín dụng thiếu minh bạch. Điều đáng nói là, khi không còn đủ khả năng thanh khoản, một số khách hàng “tố” CTTCvi phạm quy định về lãi suất trần đồng thời cho rằng, đây là hành động “chặt chém” người dân khi đưa ra mức lãi suất cao.

Lãi suất cho vay tiêu dùng cao: Có phạm luật?

Phân tích vấn đề này, luật sư Lê Văn Hồi, Giám đốc điều hành Công ty Luật My Way nhận định: “Nếu so sánh với mức lãi suất cho vay thương mại từ các ngân hàng, lãi suất cho vay tiêu dùng sẽ được cho là cao. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, việc lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn nhiều so với cho vay thương mại truyền thống là hiển nhiên bởi xuất phát từ sự khác biệt rõ ràng trong mô hình quản lý, đối tượng cho vay và rủi ro của 2 bên.”.

Thứ nhất: Các CTTCkhông được phép huy động tiền gửi từ cá nhân mà thường phải bỏ vốn tự có, vốn đi vay từ các tổ chức nên phí sử dụng vốn của các CTTCcao hơn nhiều so với các tổ chức tín dụng, từ đó dẫn đến lãi suất cho vay của họ buộc phảicao hơn.

Thứ hai: Đối với các gói vay thương mại thông thường, khách hàng phải có tài sản đảm bảo hoặc chứng minh thu nhập. Trong khi đó, các món vay của các CTTCcũng như đối tượng khách hàng của các công ty này thường không có tài sản đảm bảo, chỉ số xếp hạng tín dụng lại thấp dẫn đến rủi ro cho các CTTC lớn hơn nhiều. Rõ ràng, khi rủi ro lớn thì CTTC phải đặt lãi suất cao để bù đắp cho những rủi ro họ có thể gánh chịu.

Thứ ba: Các CTTCphải xây dựng hệ thống mạng lưới, điểm phục vụ rộng lớn để đáp ứng nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ của khách hàng dẫn tới tăng chi phí đầu vào,khiến lãi suất cho vay  cao.”

“Từ những lý do nêu trên, có thể thấy lãi suất cho vay tiêu dùng “dĩ nhiên” phải cao hơn so với mức lãi suất thương mại thông thường” - Luật sư Hồi nhấn mạnh.

Còn nói về tính pháp lý của các CTTC nói chung và mức lãi suất cho vay tiêu dùng từ các công ty này, luật sư Hồi cho biết“Các CTTCđược thành lập theo quy định của nhà nước và chịu sự quản lý của hệ thống pháp lý chặt chẽ nên đây là kênh cung cấp vốn an toàn và hợp pháp, người dân hoàn toàn có thể tin tưởng và yên tâm khi vay vốn”.

Tăng tín nhiệm của người dân với dịch vụ cho vay tiêu dùng

Mặc dù hoạt động hoàn toàn hợp pháp trong khuôn khổ pháp luật, khi giao dịch với khách hàng cũng có hợp đồng rõ ràng nhưng các CTTC lại hay bị khiếu nại, thậm chí kiện ra tòa mà lý do chủ yếu là lãi suất cao.

“Tình trạng này diễn ra chủ yếu dokhách hàngchưanhận thức được rõ ràng, đầy đủ về gói vay, đặc biệt là số tiền lãi phải trả hoặc họ không đọc kỹ các điều khoản hợp đồng trước khi ký”, LS Hồi nhận định. Nói thêm về căn cứ pháp lý khi các công ty áp mức lãi suất ở mức khá cao, luật sư Hồi cho biết, “theo quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì lãi suất các gói cho vay tiêu dùng được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, tức là không bị áp trần lãi suất”.

“Chỉ các khoản vay thương mại mới bị áp dụng mức lãi suất tối đa là 20%/năm theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015 chứ không phải vay tiêu dùng cũng bị “áp” mức trần này như một số người nhầm tưởng.”

Mặc dù vẫn xảy ra một số vụ tranh chấp khiếu kiện, song theo TS Nguyễn Minh Phong, không thể phủ nhận được lợi ích mà các CTTC đem lại cho người dân như tiếp cận được nguồn vốn nhanh, hợp pháp và đặc biệt góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường tín dụng, đẩy lùi tín dụng đen.

TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, để khai thác tốt thị trường cho vay tiêu dùng, tăng sự tín nhiệm của người dân thì sự minh bạch chính là biện pháp tốt nhất.

“Phía người dân khi muốn vay vốn cần phải xác định mình có khả năng chi trả hay không, đặc biệt, cần phải hiểu rõ hợp đồng cho vay tiêu dùng, nếu không biết nên yêu cầu nhân viên tư vấn rõ ràng, tuyệt đối không được ký hợp đồng khi chưa hiểu. Còn về phía các CTTC cần phải xây dựng được nguồn quỹ lớn, tư vấn rõ ràng cho người dân tránh những thông tin chưa rõ dẫn đến xảy ra khiếu kiện” – TS Nguyễn Minh Phong chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn