MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thị trường giao dịch chuyển nhượng sổ tiết kiệm rất sôi động nên người dân cần nắm rõ tránh những rủi ro không đáng có. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Một số rủi ro khi chuyển nhượng sổ tiết kiệm không phải ai cũng biết

Minh Huy (T/H) LDO | 21/07/2023 18:29

Chuyển nhượng sổ tiết kiệm là hình thức thay đổi chủ sở hữu của cuốn sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Thị trường giao dịch chuyển nhượng sổ tiết kiệm rất sôi động nên người dân cần nắm rõ tránh những rủi ro không đáng có.

Thế nào là chuyển nhượng sổ tiết kiệm?

Theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN về sổ tiết kiệm hiện nay và quy định riêng tại các ngân hàng, công ty tài chính thì sổ tiết kiệm được phép chuyển quyền sở hữu từ người này sang người khác.

Các bên khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng sổ tiết kiệm sẽ tới điểm giao dịch, chi nhánh ngân hàng nơi mở sổ và thực hiện các bước theo hướng dẫn. Yêu cầu, chữ ký của người chuyển nhượng phải trùng khớp chữ ký khi mở sổ tiết kiệm.

Chuyển nhượng sổ tiết kiệm cần nộp bao nhiêu tiền?

Tuỳ theo quy định của từng ngân hàng, phí chuyển nhượng sổ tiết kiệm sẽ khác nhau. Ví dụ, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) quy định phí chuyển nhượng sổ tiết kiệm là 50.000 VND/lần chuyển nhượng; phí chuyển nhượng sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) là 50.000 VND/lần chuyển nhượng; Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) quy định biểu phí chuyển nhượng sổ tiết kiệm là 50.000 VND/lần...

Quy trình chuyển nhượng sổ tiết kiệm mới nhất

Cá nhân sở hữu sổ tiết kiệm và người được chuyển nhượng khi đến ngân hàng thực hiện thủ tục chuyển nhượng cần chuẩn bị các loại giấy tờ như: Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD) của bản thân. Bên cạnh đó, chủ sổ tiết kiệm mang theo sổ tiết kiệm.

Quy trình chuyển nhượng sổ tiết kiệm như sau:

Bước 1: Nhân viên phụ trách tại ngân hàng sẽ cung cấp cho chủ sở hữu sổ tiết kiệm giấy chuyển nhượng sổ tiết kiệm. Chủ sở hữu sổ tiết kiệm điền thông tin đầy đủ, chính xác vào đó.

Bước 2: Bên thực hiện chuyển nhượng sổ tiết kiệm nộp lại giấy chuyển nhượng sổ tiết kiệm; đồng thời nộp chi phí theo yêu cầu của ngân hàng cấp sổ.

Bước 3: Nhân viên ngân hàng sau khi nhận đầy đủ giấy tờ cần thiết sẽ tiến hành xác thực thông tin sổ tiết kiệm.

Bước 4: Khi thông tin chính xác, ngân hàng sẽ cung cấp cho người được chuyển nhượng sẽ giữ một tờ giấy chuyển nhượng sổ tiết kiệm và ngân hàng giữ một bản.

Những rủi ro có thể gặp phải khi chuyển nhượng sổ tiết kiệm

Theo các chuyên gia tài chính, việc mua bán sổ tiết kiệm chỉ được thực hiện tại chi nhánh/văn phòng giao dịch dưới sự hỗ trợ trực tiếp của giao dịch viên.

Tại Thông tư số 48/2018/TT-NHNN vào ngày 31.12.2018 về quy định tiền gửi tiết kiệm, đã có hành lang pháp lý về việc chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm. Tổ chức tín dụng hướng dẫn người gửi tiền cách thực hiện chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm hợp pháp.

Không ít trường hợp người mua và người bán chuyển nhượng sổ tiết kiệm theo hình thức uỷ nhiệm chi. Bản chất của việc uỷ nhiệm chi là làm thay đổi quyền sở hữu đối với sổ tiết kiệm. Mặc dù bên mua đã có trong tay giấy ủy nhiệm chi, nhưng bên bán vẫn có thể thực hiện giao dịch đối với sổ tiết kiệm đó. Đây cũng là một rủi ro cho người mua sổ tiết kiệm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn