MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều tin đồn ông chủ Him Lam Dương Công Minh sẽ về Sacombank. Ảnh: G.Miêu

Nếu ngồi vào “ghế nóng” Sacombank, ông Dương Công Minh sẽ gặp khó gì?

Bảo Chương LDO | 15/06/2017 16:20
Nếu ngồi vào “ghế nóng” của Sacombank, thách thức lớn nhất với ông Dương Công Minh sẽ chính là con số gần 60.000 tỉ đồng nợ xấu chờ xử lý. Trong số nợ xấu này, có những khoản vay liên quan đến bất động sản (BĐS) rất khó xử lý.

Dương Công Minh có về Sacombank?

Tại đại hội cổ đông bất thường lần hai, ông Dương Công Minh từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank. Chia sẻ với báo chí về việc này, ông Minh cho biết Cty CP Him Lam là một DN lớn, đầu tư đa ngành, khối lượng công việc rất lớn, tôi thấy đội ngũ quản trị của LienVietPostBank đã đủ sức điều hành ngân hàng nên tôi thấy yên tâm. Hiện nay, Him Lam đang có 18 dự án, có dự án vốn đầu tư lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng. Tôi là người ham chơi, nên thời gian tới sẽ chỉ làm tư vấn cho ngân hàng. Nhiều tin đồn cho rằng, ông Minh sẽ tham gia tái cơ cấu Sacombank nhưng thông tin này chưa được kiểm chứng và việc này vẫn là ẩn số.

Trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Đức Hưởng - tân Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank - cho biết, sở dĩ ông xin rút, không ứng cử vào HĐQT Sacombank là do sau một thời gian nghiên cứu, ông nhận thấy nút thắt cơ bản trong nợ xấu của Sacombank là BĐS nên ông cảm thấy ứng viên phải có nghề BĐS, đối với ông không hợp nên ông xin rút. Theo ông Hưởng, ứng viên sáng giá vào Sacombank phải đảm bảo 3 tiêu chí là có nghề ngân hàng, có nghề BĐS và phải có tiền thật. Dư luận đồn đoán là ông Đặng Văn Thành quay lại, ông “Minh Him Lam” có thể cũng ứng cử vào HĐQT Sacombank. Nói về 2 ứng cử viên này, ông Hưởng cho rằng cả hai ứng cử viên này nếu vào thật thì là may mắn cho Sacombank.

Ông chủ Him Lam có thực sự cần cho Sacombank?

Theo ông Hưởng, ứng cử viên tham gia tái cơ cấu Sacombank phải có nghề ngân hàng, BĐS và có tiền. Như vậy ông Minh có những thuận lợi và khó khăn gì nếu tham gia cuộc chơi này?

Thông cáo báo chí phát đi của LienVietPostBank mới đây khẳng định ông Dương Công Minh và ông Nguyễn Đức Hưởng gắn bó với Ngân hàng từ giai đoạn thành lập trù bị vào năm 2007. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của ông Hưởng là một trong những lãnh đạo cao cấp tham gia sáng lập, đặt nền móng và điều hành LienVietPostBank suốt từ những ngày đầu. Vậy nên mới có cụm từ “Minh Him Lam, Hưởng Liên Việt”. Như vậy rõ ràng, nhắc đến Dương Công Minh là nhắc đến Him Lam và nhắc đến LienVietPostBank là nhắc tới ông Hưởng. Hẳn nhiên không ai phủ nhận được vai trò của ông Hưởng trong sự hình thành và phát triển của LienVietPostBank thời gian qua và ông Minh trong vai trò chủ chốt ở Him Lam.

Một điểm nữa, ở Việt Nam, sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như làm gia tăng rủi ro hệ thống, tạo điều kiện cho các hành vi chuyển vốn lòng vòng, tăng vốn điều lệ không thực chất… Sở hữu chéo cũng là một trong những vật cản trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống TCTD. Vì vậy, việc siết chặt sở hữu chéo để làm sạch hệ thống ngân hàng là cần thiết. Và nếu ông Minh ngồi vào ghế nóng của Sacombank, số cổ phần tại LienVietPostBank của Him Lam và người có liên quan sẽ phải thoái xuống dưới 5% theo quy định nhằm tránh tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.

 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn