MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tỷ giá USD ngân hàng tăng kịch trần biên độ mà Ngân hàng Nhà nước cho phép ở mức 24.885 đồng

Tỷ giá USD ngân hàng cao kịch trần, giá USD chợ đen tăng mạnh

Hương Nguyễn LDO | 24/10/2022 13:23

Tỷ giá USD ngân hàng tăng kịch trần biên độ mà Ngân hàng Nhà nước cho phép ở mức 24.885 đồng. Giá USD chợ đen chạm mốc 25.200 đồng. Chỉ trong một buổi sáng, Eximbank đã 8 lần điều chỉnh tỷ giá, ACB điều chỉnh tỷ giá 11 lần.

Tỷ giá USD tại một số ngân hàng niêm yết kịch trần biên độ

Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.700 đồng/USD.

Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước niêm yết

Với biên độ +/-5%, tỷ giá các ngân hàng được phép giao dịch trong khoảng 22.515 -24.885 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước bán ra ở mức 24.870 đồng/USD.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước

Các chuyên gia đánh giá tỷ giá sẽ tiếp tục chịu áp lực trong thời gian còn lại của năm 2022.

Tại một số ngân hàng thương mại như Vietcombank, ACB, Eximbank..., tỷ giá USD/VND niêm yết kịch trần biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước ở mức 24.885 đồng.

ACB niêm yết ở mức kịch trần biên độ là 24.885 đồng và điều chỉnh bảng tỷ giá 11 lần trong sáng 24.10

Đáng chú ý, chỉ trong một buổi sáng 24.10, ACB đã 11 lần điều chỉnh bảng niêm yết tỷ giá.

Eximbank trong ngày 24.10 đã 8 lần điều chỉnh tỷ giá USD/VND.

Riêng Eximbank đã 8 lần điều chỉnh tỷ giá. Tại thời điểm 11h18' ngày 24.10, tỷ giá niêm yết ở mức 24.700 - 24.885 đồng (mua vào - bán ra).

Sacombank đã 3 lần điều chỉnh tỷ giá và tỷ giá USD hiện cũng niêm yết kịch trần biên độ.

Sacombank đã 3 lần điều chỉnh tỷ giá trong sáng nay

Tỷ giá dự báo sẽ còn tiếp tục căng thẳng

Trong bối cảnh giá USD thế giới tăng vọt đỉnh kỷ lục khiến các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ mất giá mạnh, sức ép lên tỷ giá rất lớn.

Khi Fed tiếp tục giữ quan điểm "diều hâu", nhu cầu đối với đồng USD tăng cao.

Theo các chuyên gia, khi USD tăng giá, để giữ cho tỷ giá ổn định, Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng 3 công cụ.

Thứ nhất, sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp trực tiếp vào thị trường. Đó là cách Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng từ tháng 2 tới tháng 9. Ngân hàng Nhà nước đã bán khoảng 21 tỷ USD, tương đương khoảng 20% dự trữ ngoại hối.

Ông Quản Trọng Thành - Giám đốc Khối phân tích, Maybank Investment Bank - nhận định: "Room để Ngân hàng Nhà nước can thiệp vào tỷ giá qua việc bán USD vẫn còn nhưng không thể nào dựa mãi trên công cụ này. Bởi sau cuộc họp tháng 9 vừa qua của Fed, họ đưa ra quan điểm vẫn rất “diều hâu”, vẫn tăng lãi suất mạnh. Chính vì thế Ngân hàng Nhà nước dùng công cụ thứ 2 là tăng lãi suất, và vừa qua đã tăng lãi suất điều hành thêm 1%". 

Chuyên gia cho rằng, việc từ đầu năm tới trước khi điều chỉnh nêu trên, tiền đồng mất giá khoảng 4%. Đây đã được coi là một thành công so với đồng tiền các nước khác đã mất giá từ 10-20%.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn