MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phó TGĐ Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng phát biểu tại hội nghị vào sáng ngày 9.1.2023. Ảnh: VCB

Vietcombank và cuộc chơi khẳng định vị trí nhà tạo lập thị trường

Lan Hương LDO | 09/01/2023 12:34

“Anh cả làng bank” Vietcombank vừa công bố kết quả kinh doanh ấn tượng của năm 2022. Lãnh đạo ngân hàng bày tỏ quyết tâm khẳng định vị thế tạo lập thị trường. Ngân hàng công bố tỉ lệ nợ xấu ở mức 0,67%. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu cao kỷ lục lên tới 465%.

Doanh nghiệp quy mô vốn hoá lớn nhất trên sàn chứng khoán

Vietcombank (mã HOSE: VCB) hiện là doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất trên thị trường chứng khoán và lọt vào top 100 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất thị trường năm 2022.

Năm 2022, Vietcombank có quy mô tăng trưởng dư nợ tín dụng đứng đầu ngành ở mức 19% (xấp xỉ 183.000 tỉ đồng). Tỉ lệ nợ xấu ở mức 0,67%. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 465%.

Thu nhập ngoài lãi tăng ~9,2% so với năm 2021, hoàn thành 108,7% kế hoạch năm 2022.

Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng ~39% so với năm 2021 và đạt 119% kế hoạch năm 2022.

NIM đạt 3,51%, tăng 0,24 điểm % so với 2021. Chỉ số ROAA và ROAE duy trì ở mức cao, tương ứng là 1,84% và 24,25%.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank nhấn mạnh 3 trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2023. 

Vietcombank định hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả bền vững: Gia tăng tỷ trọng và chất lượng tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ. Tăng trưởng tín dụng bán buôn gắn với phát triển khách hàng và dịch vụ. Tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tín dụng tại phòng giao dịch đồng thời với việc đảm bảo chất lượng tín dụng.

Đáng chú ý, ngân hàng phấn đấu cải thiện tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, trọng tâm là thu nhập từ dịch vụ. Mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ trên kênh số và nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng.

“Năm 2023, ngân hàng sẽ tiếp tục cơ cấu danh mục nguồn vốn theo hướng gia tăng hiệu quả và phát triển mạnh mẽ vị thế tạo lập thị trường của Vietcombank”, ông Nguyễn Thanh Tùng nói. 

Định hướng kinh doanh trong năm 2023 trong bối cảnh kinh tế khó khăn

Ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết: “Kinh tế thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất tiếp tục ở mức cao nhằm kiểm soát lạm phát. Thương mại toàn cầu giảm do tổng cầu suy giảm, tắc nghẽn nguồn cung. Với bối cảnh kinh tế thế giới đầy khó khăn, triển vọng kinh tế Việt Nam 2023 đan xen giữa thách thức và cơ hội. Tăng trưởng kinh tế phục hồi nhờ sự ổn định của khu vực FDI, đầu tư công mở rộng. Tuy nhiên, thách thức đối với nền kinh tế do biến động của thị trường bất động sản, lạm phát tiềm ẩn, lãi suất còn ở mức cao”.

Vietcombank công bố kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2022. Ảnh: VCB

Để có thể hoàn thành các chỉ tiêu đề ra cho năm 2023, lãnh đạo Vietcombank đưa ra giải pháp là kiểm soát tốt tăng trưởng tín dụng theo trần tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện cơ cấu danh mục theo định hướng. Trong đó, mở rộng tín dụng ngắn hạn gắn với các sản phẩm dịch vụ đi kèm. Tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tín dụng tại phòng giao dịch gắn với đảm bảo kiểm soát chất lượng.

Ngoài ra còn giám sát tình hình hoạt động và chất lượng tín dụng của khách hàng, đặc biệt là khách hàng FDI. Chủ động rút giảm dư nợ đối với nhóm khách hàng có hiệu quả thấp, rủi ro tiềm ẩn cao.

Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 của Vietcombank. Ảnh VCB

Để điều hành công tác huy động vốn linh hoạt và hiệu quả, ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết sẽ định hướng huy động vốn thị trường I tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng. Giữ quy mô huy động vốn ổn định và tăng trưởng khi cần thiết đối với nhóm khách hàng tiền gửi trọng điểm.

Ở mảng bán lẻ, Vietcombank sẽ hoàn thành triển khai nhân rộng mô hình RTOM và mở rộng phạm vi áp dụng mô hình tín dụng bán lẻ. Phấn đấu gia tăng số lượng khách hàng sử dụng kênh số…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn