MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một điểm bán hàng ở Hà Nam. Ảnh Duy Linh

Hà Nam đẩy mạnh mô hình Điểm bán hàng Việt Nam

Linh Anh LDO | 29/12/2023 11:47

Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam - Năm 2023, tỉnh Hà Nam đã triển khai thành công thí điểm về Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" dự kiến trong năm 2024 tới đây, mô hình này tiếp tục được nhân rộng .

Theo Sở Công thương tỉnh Hà Nam, mô hình “Điểm bán hàng Việt Nam” với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” do Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Sở Công Thương Hà Nam triển khai đã hỗ trợ xây dựng 3 điểm bán hàng Việt tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và huyện Lý Nhân. Qua đó, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận hàng hóa phong phú, đa dạng, có chất lượng cao, sản xuất trong nước.

Các thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động đã tích cực đôn đốc các cơ quan, đơn vị mình rồi lồng ghép tuyên truyền Cuộc vận động gắn với phong trào thi đua yêu nước của các địa phương, cơ quan, đơn vị; nhất là việc mua sắm, đầu tư công và phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong hưởng ứng Cuộc vận động.

Việc xây dựng các mô hình này căn cứ Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tỉnh Hà Nam cũng triển khai thực hiện văn bản số 2698/BCT-TTTN ngày 8.5.2023 của Bộ Công Thương về việc đề xuất dự án, nhiệm vụ thực hiện đề án phát triển TTTN gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Ban chỉ đạo các cấp tỉnh Hà Nam đã tập trung tuyên truyền chính sách hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu; tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm giữa các nhà quản lý, nhà sản xuất, kinh doanh, nhà phân phối và người tiêu dùng để tìm hướng đi cho sản phẩm. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã chỉ đạo sử dụng hàng Việt khi thực hiện mua sắm công.

Về phía các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong tỉnh, khi triển khai thực hiện các dự án, công trình cũng ưu tiên sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu hàng Việt…

Về phía nhân dân, nhận thức và thói quen của người tiêu dùng Hà Nam về hàng hoá Việt trên địa bàn đã có nhiều thay đổi; hàng Việt ngày càng được ưa chuộng, nhất là ở vùng nông thôn. Hiện nay, khoảng 80% người tiêu dùng trong tỉnh Hà Nam tin tưởng vào chất lượng hàng hoá sản xuất trong nước và ưu tiên lựa chọn hàng Việt khi mua sắm, tiêu dùng.

Các thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động đã tích cực đôn đốc các cơ quan, đơn vị mình rồi lồng ghép tuyên truyền Cuộc vận động gắn với phong trào thi đua yêu nước của các địa phương, cơ quan, đơn vị; nhất là việc mua sắm, đầu tư công và phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong hưởng ứng Cuộc vận động.

Để làm tốt hơn Cuộc vận động trong năm 2024, Ban chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh Hà Nam đề nghị Ban chỉ đạo Cuộc vận động Trung ương có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng mạng luới bán lẻ; tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, làm mất niềm tin trong nhân dân; hỗ trợ kinh phí giúp địa phương tổ chức thuờng xuyên hơn các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn