MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bà Thân Thị Sen đi lại khó khăn, ngoài chăm sóc chồng nằm liệt giường, còn phải chăm lo cho con gái bại não, nhiễm chất độc da cam

Nỗi đau của cựu chiến binh nằm liệt giường có con bại não, nhiễm chất độc da cam

Kim Đồng LDO | 31/01/2018 11:56
Nhắc đến hoàn cảnh của cựu chiến binh Nguyễn Văn Thực, nhiều người biết đến không khỏi xót xa. Ông Thực nằm liệt giường vì bệnh tật, vợ bị thoái hóa xương gối, đi lại rất khó khăn và con gái bại não, là nạn nhân chất độc da cam...

Trong căn nhà nhỏ đã nhuốm màu thời gian tại số 24 Nguyễn Văn Đừng, P6, Q5, TPHCM, hàng ngày bà Thân Thị Sen (67 tuổi) vẫn đều đặn chăm sóc cho chồng là cựu chiến binh Nguyễn Văn Thực (67 tuổi) đang nằm liệt giường. Ông Thực được chẩn đoán: Bướu ác của phế quản và phổi di căn xương gan hạch trung thất giai đoạn IV, đái tháo đường 2, tăng huyết áp, đau cơ thắt lưng...

Căn nhà tại số 24 Nguyễn Văn Đừng được chính quyền cấp nhiều năm, nhưng vẫn chưa “hợp thức hóa” thuộc quyền sử dụng của gia đình.

Bà Sen chia sẻ: “Sau khi giải phóng, ông Thực từ Đoàn 22 phòng tình báo, Trung ương cục miền Nam chuyển ngành về công tác tại Tổng Công ty dệt da may. Thời điểm đó, tôi là công nhân công ty này nên chúng tôi gặp nhau và thành vợ chồng.

Một năm sau, tôi sinh được con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thùy Dung, tuy nhiên con bị bại não bẩm sinh, nhiễm chất độc da cam... Đến năm 1985, chúng tôi có thêm một đứa con trai. Lúc này, tôi và chồng còn khỏe nên có thể lo cho hai con”.

Ông Thực mắc nhiều bệnh đang nằm liệt giường cần giúp đỡ
Bà Thân Thị Sen ngậm ngùi bên sổ bệnh của chồng và con gái

Đến năm 2014, bà Sen bị thoái hóa xương khớp đi lại khó khăn, công việc chính trong nhà đều do chồng và con trai làm. Bà Sen cho biết: “Ông Thực là thương binh loại A, thương tật hạng 4/4 (21%), là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 66% nhưng công việc trong nhà ông đều làm. Gần đây, do sức khỏe không tốt, bệnh tật khiến ông phải nằm liệt giường”.

Chỉ tay lên đầu và phần vết thương do đạn pháo thời chiến tranh gây ra, ông Thực nuốt nước mắt chia sẻ: “Vết thương sưng to trên trán là do không có người thân nâng đỡ, mỗi lần đi vệ sinh hoặc leo lên cầu thang bệnh viện là té, đập đầu vào tường. Vết thương ở gần mí mắt do mảnh vỡ lựu đạn văng trúng, từ thời chiến tranh đến nay vẫn còn trong đầu. Những lúc căn bệnh hành hạ, tôi đau lắm, nhiều lần nghĩ quẩn nhưng vì thương vợ con nên cố vượt qua”.

Theo bà Sen, cứ một ngày hoặc hai ngày là con gái lại lên cơn động kinh, mỗi lần như vậy nó ngã quỵ vì đau đớn…, nhìn con bà chỉ biết khóc mà thương xót. Thương con, sợ mỗi lần con đi ra đường lại lên cơn bệnh, đập đầu xuống đất…, bà đã đóng từng khúc gỗ, rào 4 bên cho con ở. Hơn chục năm qua, việc cơm nước, vệ sinh cho con đều do vợ chồng lo.

Đối với ông Thực, ngoài nỗi đau thể xác do bệnh tật hành hạ, mỗi lần nhìn thấy con gái lên cơn động kinh, vợ bị thoái hóa xương gối đi lại rất khó khăn nhưng vẫn chăm sóc mình…, ông lại đau đớn thêm. Còn với bà Sen, bà chỉ mong sao có tiền để chữa bệnh cho chồng con.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn