MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Anh Nguyễn Văn Toàn - ngụ ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang - có gần 10 năm làm nghề đẩy côn bắt cá lóc.

Đẩy côn “săn” cá lóc mùa lũ

CÔNG VŨ LDO | 15/10/2017 07:00
Ở vùng ĐBSCL, mỗi người đẩy côn “săn” cá lóc trong mùa lũ có thu nhập từ 200.000 - 500.000 đồng/ngày (làm việc 7 - 8h/ngày). 

Côn có nhiều bộ phận, trước khi đẩy, người làm nghề phải ráp lại. Côn được làm bằng những cọng sắt nhỏ (dài 1,5m), được máng vào một sợi dây nilon may dính với nhau, khoảng cách 20 - 30cm mỗi cọng. Chiều dài luồng côn từ 12 - 15m, làm bằng tre. Để giữ cho giàn côn vững, cân bằng, người đẩy côn phải hàn ống sắt (ống tuýp) theo hình chữ V và một ống nối thẳng đứng để kết nối các bộ phận lại…

Anh Nguyễn Văn Toàn - ngụ ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang - có gần 10 năm làm nghề đẩy côn bắt cá lóc.
Theo anh Toàn, nghề này khá đơn giản, người mới theo nghề vẫn có thể thành công.
Nếu giàn côn không đồng đều, người đẩy côn dùng bùn đắp vào một bên càng côn để cân bằng.
Anh Hà Minh Chiến - ngụ ấp 5, xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp - cũng là người thường xuyên đẩy côn săn cá lóc vào mùa lũ.
Khác với đánh bắt bằng lưới, xuyệt điện, đặt dớn…, đẩy côn chỉ bắt những con cá lớn.
Thành quả của người đẩy côn bắt cá lóc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn