MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cử tri TP.Cần Thơ kiến nghị đến Chủ tịch Quốc hội tại buổi tiếp xúc cử tri.

Ngày vui đã tới với miền Tây!

T.N LDO | 09/12/2017 08:00
Đến cuối năm 2017, trong khi cả nước có gần 800km đường cao tốc thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mới có 40km đường cao tốc (từ chợ Đệm đến Trung Lương) - một tỉ lệ quá khiêm tốn. Điều đó làm cho giao thông vận tải đường bộ vùng ĐBSCL vốn đã kém phát triển do đặc thù sông rạch chằng chịt, càng tụt hậu so với các vùng miền khác trên cả nước. 

Đã gần 8 năm trôi qua kể từ khi 40km đường cao tốc đầu tiên ở ĐBSCL đi vào hoạt động, đến nay chưa có thêm đoạn cao tốc nào được xây dựng ở đây. Có một dạo người dân miền Tây khấp khởi mừng khi dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khởi công, nhưng đến nay sau nhiều năm mà con đường vẫn chỉ có trên giấy.

Từ trung tâm vùng ĐBSCL là TP.Cần Thơ phải mất trên dưới 4 giờ để vượt qua đoạn đường chưa tới 180km để về đến TPHCM. Đó là chuyện khó có thể chấp nhận trong thời đại ngày nay, chính điều đó đã góp phần kìm hãm sự phát triển của vùng ĐBSCL. Phát triển giao thông đường bộ, xây dựng thêm đường cao tốc để giúp kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL phát triển nhanh hơn, theo kịp với cả nước, đó là mong mỏi chính đáng của người dân miền Tây.

Chính vì lẽ đó mà khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mới đây trong lần dự và phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 HĐND TP.Cần Thơ khóa IX (nhiệm kỳ 2016 - 2021) cho hay sẽ sớm có đường cao tốc đến TP.Cần Thơ, không chỉ các đại biểu dự kỳ họp, mà hàng triệu người dân TP.Cần Thơ và cả đồng bằng đã thật sụ vui mừng.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ trên nguyên tắc đến năm 2020 sẽ thông tuyến cao tốc tới TP.Cần Thơ, trong đó có cả việc xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 bằng nguồn vốn trái phiếu và nguồn vốn khác. Không chỉ vậy, từ sau năm 2021 sẽ xem xét đầu tư đoạn cao tốc từ TP.Cần Thơ tới Cà Mau. 

Đây không phải lần đầu chuyện xây dựng đường cao tốc tới TP.Cần Thơ (và tới Cà Mau) được đặt ra. Nhưng lần này chuyện con đường huyết mạch cho ĐBSCL đã được đưa hẳn vào nghị quyết của Quốc hội, tính khả thi không còn gì phải bàn cãi. Mà thời gian hoàn thành con đường không phải là xa vời, mà trong tương lai gần, vào năm 2020. Ngày vui cho miền Tây đã tới! 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn