MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Từ người bản địa Mỹ tới Nhật Bản, Ấn Độ, ở mỗi nơi, hình tượng con hổ lại đại diện cho một điều khác nhau. Ảnh: Xinhua

Hình tượng hổ trong văn hoá Á - Âu: Từ "ông ba mươi" đến chúa tể rừng xanh

Anh Vũ LDO | 02/02/2022 20:00
Từ người bản địa Mỹ tới Nhật Bản, Ấn Độ, ở mỗi nơi, hình tượng con hổ lại đại diện cho một điều khác nhau.

Biểu tượng hổ trong các nền văn hóa khác nhau

Biểu tượng động vật hoang dã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như nghi lễ của nhiều dân tộc trên thế giới,người ta thường sử dụng hình ảnh nó trong các nghi lễ chữa bệnh, lễ hội, để cầu một vụ mùa bội thu và những cuộc săn bắt thành công.

Với thổ dân châu Mỹ, hổ tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, lòng dũng cảm và tham vọng. Con vật gợi tới việc giải phóng nỗi sợ hãi và đại diện cho sự thật, công lý và tính chính trực. Nó cũng tượng trưng cho khả năng lãnh đạo, sự duyên dáng về thể chất và sức mạnh.

Ở phương Đông, loài hổ luôn được coi trọng với vẻ đẹp kết hợp với nỗi sợ hãi tiềm ẩn và sức mạnh khổng lồ. Ảnh: Xinhua

Ở phương Đông, loài hổ luôn được coi trọng với vẻ đẹp kết hợp với nỗi sợ hãi tiềm ẩn và sức mạnh khổng lồ. Những bức chạm khắc hình hổ đã được phát hiện trong các hang động ở nền văn minh Thung lũng Indus tồn tại cách đây 5.000 năm.

Chẳng bao lâu, con hổ đã được hấp thụ vào Ấn Độ giáo và trở thành thú cưỡi của một vị nữ thần vĩ đại. Ở Trung Quốc, các dấu hiệu trên đầu của con hổ giống với chữ Vương có nghĩa là Vua. Vì vậy, những đứa trẻ sinh năm Dần được vẽ những ký tự đó trên trán để thể hiện sự dũng cảm, mạnh mẽ và tốt cho sức khỏe.

Ở Hàn Quốc, biểu tượng hổ trắng được liên kết với Thần Núi. Năm 1988, Hàn Quốc chọn hổ là biểu tượng của Thế vận hội Olympic.

Trong nghệ thuật Nhật Bản và Trung Quốc, hổ thường được vẽ trong rừng tre, không bao giờ xuất hiện đơn độc trên tranh vẽ và đồ gốm sứ. Người ta cho rằng đó là vì kẻ thù truyền kiếp của hổ là voi sẽ không thể tấn công hổ ở trong rừng tre.

Hình tượng hổ trong tôn giáo

Trong tôn giáo Trung Quốc, hổ là biểu tượng của bóng tối và Trăng non. Tuy vậy “ông ba mươi” cũng là biểu tượng của chiến tranh và được dùng để gọi những vị tướng cấp cao nhất.

Ở Ai Cập, hổ và những động vật tương tự được coi là "kẻ hủy diệt" và thậm chí là đại diện cho những kẻ giết thần Osiris. Ảnh: Xinhua

Ở Ai Cập, hổ và những động vật tương tự được coi là "kẻ hủy diệt" và thậm chí là đại diện cho những kẻ giết thần Osiris.

Tuy trong Kinh thánh không nhắc đến hổ, nhưng trong truyền thống Thiên chúa giáo, con hổ tượng trưng cho sự dũng cảm, uy quyền, hoàng gia và sự sang trọng. Nó cũng đại diện cho quyền lực tối cao đối với các vùng lãnh thổ và năng lượng hồi sinh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn