MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sự thống trị của đồng USD đang có xu hướng giảm. Ảnh: Xinhua

Hồi kết cho sự thống trị của đồng USD

Thảo Phương LDO | 15/07/2023 21:00

Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều đang đi theo xu hướng phi USD hoá, báo hiệu sự lung lay vị thế của đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Xu hướng phi USD hoá đang diễn ra trên toàn cầu với sự phát triển của những công nghệ tài chính mới. Trong tương lai, các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có thể được sử dụng cho giao dịch quốc tế, song quá trình này sẽ khá chậm.

Trong nhiều thập kỷ qua, USD được coi là đồng tiền thống trị thế giới. Theo IMF, USD chiếm 58,4% tiền dự trữ quốc tế của các ngân hàng trung ương vào cuối năm 2002. Theo SWIFT, tỉ lệ chuyển khoản liên ngân hàng của đồng bạc xanh vào tháng 4.2023 là 59,7% - cao hơn đáng kể so với một năm trước đó.

Một số yếu tố góp phần vào việc đảm bảo sự thống trị của đồng USD - ngay cả trong giao dịch giữa các nước thứ ba - bao gồm: Quy mô của nền kinh tế Mỹ, ảnh hưởng chính trị và vai trò của các công ty đa quốc gia Mỹ trong thị trường toàn cầu.

Tất cả các khía cạnh này tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong một thời gian dài. Thậm chí cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, bắt nguồn từ nền kinh tế Mỹ nhưng nó không ảnh hưởng đến vị thế của đồng USD trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nền tài chính Nga đã khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu lợi ích của USD hoá có phải tất cả?

Từ đầu năm 2023, Ngân hàng Trung ương Nga đã bắt đầu thực hiện hoạt động bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Các công ty Nga cũng đang tái cấu trúc hoạt động ngoại thương và tích lũy tài sản nước ngoài bằng những đồng tiền “thân thiện” hơn.

Đồng nhân dân tệ (phải) đang trỗi dậy trong các hoạt động thương mại quốc tế. Ảnh: Xinhua

Đối với các nhà lãnh đạo toàn cầu, lý do họ áp dụng biện pháp không sử dụng đồng USD rất giống nhau. Các chính trị gia cho rằng đồng bạc xanh đang được “vũ khí hóa”, được sử dụng để thúc đẩy các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhằm trừng phạt những quốc gia có thái độ thù địch.

Dữ liệu hiện tại cho thấy tỉ trọng của đồng tiền Mỹ trong dự trữ quốc tế đã giảm dần trong vài thập kỷ qua, nhưng với tốc độ tương đối chậm.

Trong khi khoảng 70% dự trữ của ngân hàng trung ương toàn cầu được giữ bằng USD vào đầu những năm 2000, thì con số này đã giảm xuống dưới 60% vào năm 2020. Không có sự sụt giảm đáng kể nào về dự trữ USD vào năm 2022 với con số 0,44 điểm phần trăm.

Trung Quốc đang tìm cách dần “quốc tế hóa” đồng tiền của mình. Về mặt hình thức, tỉ trọng của đồng nhân dân tệ trong dự trữ quốc tế của các ngân hàng trung ương tương đối nhỏ, chiếm không quá 3%. Hơn nữa, từ 1/3 đến một nửa nhu cầu sử dụng đồng nhân dân tệ bắt nguồn từ ngân hàng Nga.

Chiến lược của Trung Quốc là đảm bảo vị thế quốc tế của nhân dân tệ thông qua thương mại hơn là đầu tư. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tích cực tìm cách thúc đẩy và khuyến khích các đối tác của mình giao dịch bằng nhân dân tệ thay vì các loại tiền tệ khác.

Điều này đang được thực hiện theo một số cách, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, thanh toán bù trừ, cho vay quốc tế bằng tiền tệ... Về bản chất Trung Quốc ký kết các hợp đồng dài hạn cung cấp dầu bằng đồng nhân dân tệ để đổi lấy một luồng hàng hóa và thiết bị, hành động này được gọi với thuật ngữ “petroyuan”.

Xu hướng phi USD hoá đang tiếp tục diễn ra với sự tiến bộ trong công nghệ tài chính. Sự phát triển của các nền tảng giao dịch tự động sẽ giảm chi phí trao đổi một loại tiền tệ này sang một loại tiền tệ khác, song quá trình này sẽ tương đối chậm chạp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn