MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các “ông lớn” công nghệ Meta, Microsoft, Salesforce… đang thực hiện làn sóng sa thải nhân viên. Ảnh: Xinhua

Khi các ông lớn công nghệ đột ngột chuyển từ tuyển dụng sang sa thải

Thảo Phương LDO | 02/02/2023 12:00

COVID-19 là yếu tố khiến các CEO công nghệ tăng tốc tuyển dụng song giờ đây nó cũng trở thành lý do để các “ông lớn” thực hiện làn sóng sa thải nhân viên.

Thời gian gần đây, những thông báo sa thải đến từ các CEO công nghệ đều có chứa nội dung thể hiện sự hối lỗi: “Chúng tôi đã thuê quá nhiều người trong đại dịch”. CEO Amazon, Andy Jassy viết: “Việc đánh giá và dự tính số lượng nhân viên trong năm nay quá khó khăn do sự phát triển thất thường của ngành kinh tế”.

Satya Nadella, CEO Microsoft thể hiện sự hối lỗi trong lời thừa nhận: “Trong thời kỳ COVID-19, chúng tôi đánh giá người dân sẽ tăng chi tiêu cho công nghệ kỹ thuật, vì vậy tuyển dụng nhiều nhân viên là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, hiện tại, khách hàng đã tối ưu hoá sự đầu cho kỹ thuật và điều đó thực sự ảnh hưởng đến chúng tôi”.

Mark Zuckerberg của Meta cũng gửi đến nhân viên những lời thú tội vô thưởng vô phạt: “Khi dịch bệnh lan rộng, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ và thương mại điện tử. Doanh thu tăng cao khiến tôi và các ông lớn công nghệ nghĩ rằng đây sẽ là một đợt tăng tốc vĩnh viễn. Tuy nhiên thực tế lại trái ngược khi COVID-19 chấm dứt, thật không may đối với tôi và với tất cả những nhân viên bị sa thải”.

Nhiều chuyên gia cho rằng Mark Zuckerberg có vô số điều phải ăn năn trong năm qua bắt đầu từ quyết định đổi tên Facebook và đặt cược tương lai vào thực tế ảo. Trên thực tế, Meta đã thuê rất nhiều nhân viên và số lượng người làm việc tại tập đoàn công nghệ này đã tăng 60% trong giai đoạn 2020 - 2021. 

Đối với Microsoft, Alphabet, Salesforce và Meta, mức tăng chung được tính toán nằm trong khoảng 35%, tương đương với 126.170 việc làm. Tuy nhiên, hiện tại, tổng số nhân viên bị sa thải được bốn công ty này công bố là 41.000 người, nằm trong khoảng 1/3 số công việc mà họ đã thêm kể từ năm 2019.

Doanh thu cao vượt bậc trước và trong thời kỳ COVID-19 là lý do khiến các “ông lớn công nghệ” đánh giá rằng sẽ có sự tăng tốc vĩnh viễn. Tính đến tháng 11.2022, lĩnh vực khoa học công nghệ đã tăng thêm gần 171.000 việc làm so với xu hướng tuyển dụng tại Mỹ trong thập kỷ trước.

Theo CNA, tăng tốc vĩnh viễn là điều không khả thi trong kinh doanh bởi chắc chắc sau giai đoạn phát triển, các tập đoàn sẽ xuất hiện tình trạng giậm chân tại chỗ. Đối với các công ty lâu đời như Meta (20 năm hoạt động) hay Microsoft (48 năm hoạt động), việc đánh giá giai đoạn phát triển bền vững có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm đối với người lao động như hiện nay.

Làn sóng sa thải nhân viên công nghệ đã và đang trở thành nỗi đau khó vượt qua đối với hơn 200.000 công nhân. Họ khó khăn từ khi nhận được thông báo dừng công việc đến khoảng thời gian tìm kiếm và cạnh tranh với những đối thủ khác trong thị trường công nghệ.

Thời kỳ hoàng kim của nhân tài ngành công nghệ đang dần lụi tàn, thay vào đó các “ông lớn” sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nhân viên tiềm năng cho tập đoàn. Tuy vậy, việc sa thải số lượng lớn nhân viên có thể phản tác dụng khi các công ty bị ảnh hưởng trong mối quan hệ với người làm trước đó và khách hàng tương lai.

Thời kỳ “nắm đằng chuôi” của các nhân tài công nghệ đang dần kết thúc. Ảnh: Xinhua

Marc Benioff, CEO của Salesforce nhận định: “Suy thoái kinh tế mà các tập đoàn công nghệ đang phải đối mặt không phải một hiện tượng chung. Tuy nhiên, cách các "ông lớn" chuyển đổi đột ngột từ trạng thái tuyển dụng sang sa thải nhân viên có nguy cơ trở thành một nốt trầm lớn đối với nền kinh tế sau đại dịch”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn