MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhật Bản đã cử một số tàu chở dầu để giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt và giảm giá khí đốt tại thị trường Châu Âu. Ảnh: TASS

Nhật Bản chuyển khí đốt dư thừa sang EU nếu Nga cắt nguồn cung

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) LDO | 13/02/2022 15:44
Nhật Bản hứa sẽ gửi lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) dư thừa sang Châu Âu nếu nguồn cung từ Nga bị gián đoạn trong trường hợp xung đột Ukraina trầm trọng hơn.

Nhật Bản giúp giải quyết thiếu hụt khí đốt ở Châu Âu

Như một cử chỉ thiện chí, các nhà chức trách Nhật Bản đã cử một số tàu chở dầu để giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt và giảm giá khí đốt tại thị trường Châu Âu.

Vào ngày 11.2, giá khí đốt trên sàn giao dịch TTF của Hà Lan là 862 USD một nghìn mét khối, giảm 1,54% so với một ngày trước đó, một phần do sự tăng trưởng của nguồn cung LNG cho Châu Âu.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda cho biết: “Một số tàu chở LNG mà các công ty Nhật Bản cử đi đang trên đường đến Châu Âu và sẽ cập bến trong tháng Hai này. Còn một số tàu khác có thể được phái đi trong tháng Ba tới”.

Bộ trưởng Nhật Bản cũng nhấn mạnh rằng, vấn đề an ninh năng lượng của đất nước được đặt lên hàng đầu đối với họ, vì vậy nguồn cung cấp chỉ có thể xuất hiện khi lượng khí này không cần thiết cho thị trường nội địa. Trước đó, Nikkei báo cáo rằng dự trữ LNG trong các bồn chứa của các công ty năng lượng ở Nhật Bản hiện cao hơn khoảng 10% so với năm ngoái và số lượng này có thể được sử dụng để cung cấp khẩn cấp cho khu vực EU.

Tổng cộng, tính đến ngày 30.1, đã có 1,67 triệu tấn LNG trong các cơ sở lưu trữ ở Nhật Bản (con số này là khoảng 2,3 tỉ mét khối sau khi tái khí hóa). Đồng thời, quốc gia này thực tế là nhà nhập khẩu khí đốt ròng. Năm 2020, Nhật Bản mua khoảng 74,5 triệu tấn khí đốt hóa lỏng và khi thì đứng thứ nhất, khi thì đứng thứ hai trên thế giới về nhập khẩu, thay đổi theo định kỳ với Trung Quốc.

Các nhà cung cấp lớn nhất của Nhật Bản là Australia, Malaysia và Qatar, chiếm 65% lượng khí đốt được mua. Tuy nhiên, điều thú vị là có khoảng 8% khí đốt đến Nhật Bản từ Nga, cụ thể là từ dự án Novatek Yamal LNG. 6% khác đến đất nước mặt trời mọc là từ Mỹ.

Châu Âu vẫn cần khí đốt của Nga

Với tư cách là chuyên gia hàng đầu của Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia và Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga, ông Stanislav Mitrakhovich cho rằng, dù sao thì Nhật Bản cũng chỉ là một nhà nhập khẩu nên không có khối lượng lớn để gửi sang Châu Âu. Mặt khác, giá của những nguồn cung cấp như vậy cho Châu Âu cũng sẽ không thấp hơn mà sẽ cao hơn so với thị trường giao ngay, nhưng người ta phải trả giá để làm ra vẻ không phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

“Đây không phải là việc làm từ thiện ủng hộ Châu Âu. Chỉ là Mỹ đang đi vòng quanh thế giới và tìm xem họ có thể lấy thêm khối lượng khí đốt nào để gửi tới EU nhằm thuyết phục Châu Âu cứng rắn hơn với Nga và không sợ các lệnh trừng phạt năng lượng. Mặc dù, ai cũng biết rằng Châu Âu không chỉ phụ thuộc vào khí đốt của Nga mà còn phụ thuộc vào than, dầu, kim loại và các nguyên liệu thô khác, và nếu tất cả các nguồn cung cấp này bị gián đoạn, họ sẽ vô cùng khó khăn.

Mỹ tìm những ai có thể giúp đỡ châu Âu trong tình huống này. Và Nhật là quốc gia có quan hệ rất chặt chẽ với Mỹ, cũng phải công khai thể hiện một cách lịch sự nào đó” - ông Stanislav Mitrakhovich nói.

Và Nhật Bản còn cho biết, nếu có thêm xăng, họ sẽ gửi xăng đến Châu Âu. Nhưng lời hứa này không hề có tính ràng buộc, nghĩa là có thì sẽ gửi, không có thì thôi, còn ưu tiên hàng đầu vẫn là cung cấp cho chính người tiêu dùng của mình.

Hiện các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đã có đủ lượng khí đốt dự trữ, thời gian cần sưởi ấm sẽ sớm kết thúc nên họ có thể bán lại lượng dư mua dự trữ. Không ai cho biết giá của loại khí đốt này sẽ là bao nhiêu, ngoại trừ những người có liên quan đến thương vụ, và thông tin này không được công bố rộng rãi. Nhưng, rõ ràng là giá khí đốt sẽ tương đương với những gì chúng ta thấy trên thị trường giao ngay ở Châu Âu, tức là dưới 1.000 USD một nghìn mét khối sau khi tái khí hóa. Nếu người Nhật có số lượng dư thừa thì tại sao lại không bán đi để kiếm lời?

Việc chuyển hướng một phần hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản sang Châu Âu về cơ bản sẽ không làm thay đổi thời tiết. Châu Âu sẽ vẫn cần khí đốt của Nga vào cuối mùa sưởi ấm. Các hầm chứa được lấp đầy ở mức rất thấp và sẽ cần được bổ sung vào mùa xuân, mùa hè và thậm chí đầu mùa thu.Điều này có nghĩa là cần phải mua LNG đắt tiền hoặc chuyển sang các nhà cung cấp đường ống, và một lần nữa câu hỏi đặt ra là liệu họ đã sẵn sàng ký kết các hợp đồng dài hạn sử dụng Nord Stream 2 hay chưa.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn