MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một phần đường ống Nord Stream ở Lubmin, Đức, ngày 14.9.2022. Ảnh: Xinhua

Phân tích đáng chú ý về Nord Stream và khí đốt Nga

Ngọc Vân LDO | 04/06/2023 12:57

Nord Stream khó có thể thay thế bằng bất kỳ đường ống dẫn khí nào để Nga bù đắp thiệt hại doanh thu từ khí đốt sang EU, kể cả đường ống Power of Siberia 2 từ Nga tới Trung Quốc.

Trung Quốc có thể bù đắp thiệt hại của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu?

Bài phân tích trên trang carnegieendowment.org cho hay, xây dựng đường ống dẫn khí Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2) từ Nga sang Trung Quốc là một quyết định hợp lý và có ý nghĩa ngay cả trước xung đột Nga - Ukraina, nhưng dự án sẽ không bao giờ có thể thay thế hoạt động thương mại khí đốt đang suy giảm của Nga với châu Âu.

Trước khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, Nga đã bán hơn 150 tỉ mét khối khí đốt cho phương Tây mỗi năm, thu về trung bình 20-30 tỉ USD trên mức lợi nhuận thông thường từ sản xuất khí đốt.

Tập đoàn dầu khí Gazprom không chỉ là một nguồn thu ngân sách quan trọng mà còn là đòn bẩy của Điện Kremlin đối với EU.

Tuy nhiên, kể từ khi xung đột giữa Mátxcơva và Kiev bắt đầu chiến tranh, xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu hầu như không còn gì, và Nga cần tìm một thị trường để bán trữ lượng khí khổng lồ sẵn sàng sản xuất ở khu vực Yamalo-Nenets.

Sự thay thế duy nhất cho thị trường châu Âu là Trung Quốc. Các cuộc đàm phán với Bắc Kinh về việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt từ bán đảo Yamal đến Trung Quốc đã được tiến hành trong hai thập kỷ và được tăng tốc trong thời gian gần đây.

Sau khi đưa quân vào Ukraina, Nga bắt đầu giảm mạnh nguồn cung khí đốt cho châu Âu vì lý do kỹ thuật và thương mại. Nhưng trước đó, EU đã chuẩn bị để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Mùa hè năm 2021, Brussels đã công bố kế hoạch “Fit for 55”, dự kiến giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và theo đó giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả khí đốt của Nga.

Do đó, ngay cả trước khi quân đội Nga tiến vào Ukraina, Mátxcơva phải tìm các thị trường mới cho khí đốt Yamal và Trung Quốc là ứng cử viên rõ ràng.

Một bản ghi nhớ về việc xây dựng đường ống Power of Siberia 2 dẫn khí đốt từ Yamal đến Trung Quốc đã được ký vào năm 2006 trong chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc, nhưng có rất ít tiến triển trong việc thống nhất các thông số của dự án cho đến năm 2022, khi nó chuyển từ cơ hội mở rộng kinh doanh sang nhu cầu cần thiết.

Một trạm của đường ống Power of Siberia 1. Nga và Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng Power of Siberia 2. Ảnh: VCG

Khó bù đắp

Ngay cả khi Power of Siberia 2 được thực hiện thành công cũng sẽ không thể bù đắp hoàn toàn cho sự mất mát của thị trường châu Âu. Năm 2019, Nga đã bán 165 tỉ mét khối khí đốt qua đường ống cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, công suất tiềm năng của Power of Siberia 2 nhỏ hơn nhiều, chỉ 50 tỉ mét khối.

Về mặt lợi nhuận, dự án cũng sẽ thua xa so với thương mại khí đốt trước đây của Nga với châu Âu.

Khả năng sinh lời của nguồn cung khí đốt cho châu Âu phụ thuộc vào từng quốc gia, nhưng trong giai đoạn 2015-2019, Đức - thị trường trọng điểm - đã trả trung bình 220 USD/1.000 mét khối khí đốt nhập khẩu.

Giá khí đốt nói chung tương quan với giá dầu (trong lịch sử thông qua các công thức và gần đây hơn thông qua các cơ chế thị trường), do đó, cần lưu ý rằng giá dầu Brent trong cùng thời kỳ đó là 57 USD/thùng.

Có ba tuyến đường được sử dụng để vận chuyển khí đốt Nga đến Đức. Một trong số đó - qua Belarus và Ba Lan - không mang tính đại diện: mức thuế trên tuyến đường đó thấp một cách giả tạo vì một số lý do.

Tuyến đường thứ hai là đến Vyborg gần biên giới Phần Lan, sau đó đi qua biển Baltic qua đường ống Nord Stream.

Chặng thứ ba là qua Ukraina, Slovakia và Cộng hòa Czech.

Chi phí cung cấp khí đốt qua Nord Stream là 65 USD/1.000 mét khối, so với 85 USD qua Ukraina. Vì Đức đã trả 220 USD nên khoản thu ròng (nghĩa là doanh thu từ khí đốt trừ đi chi phí vận chuyển) tương ứng là 155 USD hoặc 135 USD/1.000 mét khối khí trước khi khấu trừ thuế khai thác khoáng sản và thuế xuất khẩu.

Các tính toán tương tự đối với Trung Quốc dựa trên giá dầu Brent ở mức 60 USD/thùng và công thức tính giá được sử dụng trong hợp đồng với Trung Quốc cho đường ống Power of Siberia 1 - đường ống cung cấp khí đốt cho Trung Quốc từ phía đông Siberia. Điều này dẫn đến doanh thu trung bình ước tính là 170 USD/1.000 mét khối.

Về chi phí vận chuyển tới Trung Quốc, chiều dài dự kiến của Power of Siberia 2 là 2.600 km qua Nga và 950 km qua Mông Cổ. Để phục vụ tính toán, các chuyên gia đã giả định rằng cả hai phần sẽ được xây dựng bởi Gazprom và các nhà thầu của họ, với cơ cấu giá tương tự (trên thực tế có thể thấp hơn ở phần đường ống của Nga).

Nord Stream, một dự án với các cổ đông nước ngoài, và Balkan Stream - một phần mở rộng của TurkStream do BulgarTransGaz xây dựng và vận hành tại Bulgaria - đóng vai trò là tiêu chuẩn hợp lý để xác định biểu giá.

Chi phí ước tính của Power of Siberia 2 có thể được tính toán bằng cách lấy chi phí của đường ống Power of Siberia 1 nhân với chiều dài dài hơn và công suất cao hơn của Power of Siberia 2.

Tỉ lệ giữa thuế và chi phí trên hai đường ống châu Âu sau đó được sử dụng để ước tính chi phí vận chuyển cho Power of Siberia.

Các tính toán cho thấy, doanh thu trung bình đối với khí đốt được vận chuyển đến biên giới với Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia 2 sẽ là 170 USD/1.000 mét khối.

Khi biết chiều dài ước tính của đường ống mới và giá cước, chi phí vận chuyển có thể được tính ở mức 97 USD/1.000 mét khối, nghĩa là lợi nhuận ròng sẽ là 73 USD/1.000 mét khối.

Con số đó thấp hơn rất nhiều so với lợi nhuận ròng 135-155 USD từ việc bán khí đốt Nga sang Đức, nhưng 73 USD cũng không tệ và nó có thể tăng lên 100 USD nếu Gazprom có thể giữ cho chi phí xây dựng một đường ống dẫn mới trên đất liền không vượt quá chi phí đầu tư ban đầu xây dựng Nord Stream dưới đáy biển.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn