MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đường ống Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga sang Đức đã xây xong nhưng chưa hoạt động vì Berlin chưa cấp phép. Ảnh: AFP

Trừng phạt Nga, Đức tự gây hại cho bản thân ra sao?

Song Minh LDO | 10/07/2022 16:00
Bằng cách trừng phạt Nga, Đức đã phá hủy mô hình kinh doanh của mình và đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế.

Đức vừa công bố thâm hụt thương mại hàng tháng đầu tiên trong ba thập kỷ và chủ tịch Liên đoàn Công đoàn Đức cảnh báo rằng các ngành công nghiệp chủ chốt của nước này có thể sụp đổ vĩnh viễn do giá năng lượng cao và thiếu hụt. Kỷ nguyên vàng của đầu tàu kinh tế trong Liên minh Châu Âu (EU) đã kết thúc.

Trong ba thập kỷ, khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp Đức đã được nâng cao nhờ nhập khẩu năng lượng giá rẻ của Nga, trong khi quốc gia lớn nhất Châu Âu cũng trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng cho các công nghệ và hàng hóa của Đức. Trong những thế kỷ trước, chủ đề chính của chính trị Châu Âu là sức mạnh sản xuất của Đức và nguồn tài nguyên to lớn của Nga có thể tạo ra trụ cột quyền lực chính trên lục địa Châu Âu.

Mối quan hệ giữa Đức và Nga sau đó luôn xuất hiện tình thế tiến thoái lưỡng nan: Quan hệ đối tác giữa hai gã khổng lồ sẽ tạo ra thách thức đối với các cường quốc đối thủ như Anh và Mỹ, trong khi xung đột Đức-Nga trước đây đã biến Trung và Đông Âu trở thành nơi mà nhà địa lý Anh James Fairgrieve gọi là “vùng huỷ diệt”.

Cuộc chiến tranh ủy nhiệm NATO-Nga hiện nay ở Ukraina chứng tỏ rằng tình thế tiến thoái lưỡng nan từ thế kỷ 19 và 20 này vẫn còn phù hợp, mặc dù cuộc chiến thế kỷ 21 có điểm khác biệt lớn là thế giới không còn lấy Châu Âu làm trung tâm.

Mục tiêu của Mátxcơva đối với mối quan hệ đối tác Nga-Đức là xây dựng một Đại Âu bao trùm, mặc dù sáng kiến ​​này hiện đã được thay thế bằng quan hệ đối tác Nga-Trung để xây dựng Đại Âu-Á. Việc xuất khẩu năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác của Nga đang được chuyển hướng sang phương Đông, trong khi Nga cũng đang ngày càng nhập khẩu các công nghệ và sản phẩm công nghiệp quan trọng từ khu vực này.

Nga tăng xuất khẩu dầu sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters
 

Một nghiên cứu điển hình về tự làm hại bản thân

RT dẫn phân tích của giáo sư Glenn Diesen, Đại học Đông-Nam Na Uy (USN), biên tập viên tạp chí Nước Nga trong các vấn đề toàn cầu, nhận định rằng cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức là một trường hợp điển hình về việc tự làm hại bản thân. Sau khi Mátxcơva ủng hộ việc thống nhất nước Đức vào đầu những năm 1990, không có sự đáp lại nào vì Bonn, sau đó là Berlin, đã từ bỏ các thỏa thuận với Mátxcơva về một kiến ​​trúc an ninh toàn Châu Âu dựa trên “bình đẳng chủ quyền” và “an ninh không thể chia cắt”. Thay vào đó, Đức ủng hộ chủ nghĩa bành trướng của NATO để tạo ra một hệ thống liên Châu Âu.

Kết quả là, sự cạnh tranh lịch sử kéo dài hàng thế kỷ về ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu đã được hồi sinh giữa Đức/NATO và Nga về nơi mà các đường phân chia Châu Âu mới sẽ được vẽ ra. Sau cuộc đảo chính năm 2014 ở Kiev, Ukraina trở thành một hành lang trung chuyển kém tin cậy hơn cho năng lượng của Nga. Tuy nhiên, Đức đã tự huỷ hoại an ninh năng lượng của mình bằng cách phản đối một số sáng kiến ​​của Nga nhằm đa dạng hóa các tuyến đường vận chuyển. Berlin đã nhiều lần đe dọa cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và do đó khuyến khích Nga tìm kiếm thị trường xuất khẩu ở phương Đông.

Khi Nga công nhận nền độc lập của hai nước cộng hoà ở Donbass và đưa quân vào Ukraina ngày 24.2, Đức đã hủy bỏ đường ống Nord Stream 2, giành quyền kiểm soát các công ty con của Gazprom trên lãnh thổ của mình và công bố các lệnh trừng phạt đối với năng lượng Nga. Trong nhiều năm, đã có suy đoán rằng Nga sẽ sử dụng “vũ khí năng lượng” bằng cách cắt nguồn cung cấp năng lượng cho Đức, mặc dù cuối cùng thì Nga không cần phải làm như vậy vì Đức đã tự gây ra nỗi đau kinh tế này cho chính mình - theo giáo sư Glenn Diesen

Kiểm soát leo thang trong kỷ nguyên đa cực

Trong kỷ nguyên đơn cực, khi chỉ có một trung tâm quyền lực, phương Tây phần lớn được hưởng ưu thế leo thang vì có thể gia tăng áp lực cho đến khi các đối thủ buộc phải đầu hàng.

Tuy nhiên, trong một thế giới đa cực, không thể đặt nền tảng an ninh Châu Âu dựa trên nguyên tắc mở rộng một khối quân sự thù địch về phía biên giới Nga và sau đó kỳ vọng rằng Mátxcơva sẽ thích nghi với những thực tế mới này.

Trong trật tự thế giới mới nổi, việc trừng phạt Nga chỉ đồng nghĩa với việc nhường thị phần khổng lồ cho các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, trái ngược với việc buộc Mátxcơva phải phục tùng. Trong khi Đức đang cố gắng tìm kiếm nguồn năng lượng đắt đỏ để thay thế nhiên liệu giá rẻ của Nga, Mátxcơva hiện đang bán dầu khí với giá chiết khấu cho Trung Quốc và Ấn Độ khi nước này chuyển đổi từ Đại Âu sang Đại Á-Âu. Kết quả là, các ngành công nghiệp của Đức sẽ mất khả năng cạnh tranh so với các đối tác Châu Á.

Nga tăng xuất khẩu dầu khí sang Châu Á. Ảnh: AFP
 

Nhân đôi thất bại

Phương Tây đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, do nợ nần không bền vững, lạm phát tăng cao, khả năng cạnh tranh suy giảm, và bây giờ còn là khủng hoảng năng lượng. Vì leo thang gây tổn hại cho Đức nhiều hơn Nga, logic sẽ là Đức có thể theo đuổi việc giảm leo thang bằng cách xem xét lại quyết định từ bỏ các thỏa thuận an ninh liên Châu Âu đã được thực hiện trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên đơn cực.

Nhưng thay vào đó, Đức đã không làm như thế, và do vậy đã tăng gấp đôi các chính sách thất bại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn