MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Vì sao phương Tây không thể thống nhất giá trần với dầu của Nga?

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) LDO | 30/11/2022 20:26

Mức giá trần với dầu của Nga chính xác sẽ là bao nhiêu thì cho đến nay các nước phương Tây vẫn chưa đạt được thỏa thuận.

Giá trần

Lệnh cấm vận vận chuyển dầu trên biển từ Nga đến các nước EU sẽ có hiệu lực từ ngày 5.12.2022. Mỹ và các nước G7 khác đã triển khai các biện pháp hạn chế đặc biệt nhằm giảm khả năng tài trợ cho chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina. 

Các biện pháp trừng phạt nhằm mục đích cấm bảo hiểm và hỗ trợ tài chính cho các tàu chở dầu của Nga nếu dầu được bán với giá cao hơn giá trần đã thiết lập.

Ngoài ra, các hạn chế cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dầu cho bất kỳ quốc gia nào, nếu chi phí của nó được xác định theo hợp đồng vượt quá giới hạn đã thiết lập. Có điều, giới hạn này chính xác sẽ là bao nhiêu thì cho đến nay các nước phương Tây vẫn chưa đạt được thỏa thuận.

G7 đề xuất đặt mức trần 65-70 USD/thùng. Ba Lan, Estonia và Lithuania thì cho rằng với mức giá này, Nga sẽ tiếp tục kiếm được quá nhiều. Vòng thảo luận tiếp theo sẽ diễn ra vào tuần tới và thời gian không còn nhiều.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, để đáp lại mức giá trần, Nga sẽ cắt nguồn cung cấp cho các quốc gia nhất trí với các điều khoản như vậy. Thư ký báo chí của tổng thống, Dmitry Peskov, mới đây đã xác định rằng chính quyền Nga sẽ thể hiện tính thực dụng trong vấn đề cung cấp dầu.

“Có rất nhiều thứ mà chúng ta cần tính toán. Trong mọi trường hợp sẽ không có ai tự bắn vào chân mình. Chúng ta đã học được cách trở nên khôn ngoan và chỉ làm theo những gì mang lại lợi ích cho chính chúng ta” - ông Peskov nói.

Hiện thời vẫn chỉ trên lời nói

Về triển vọng áp dụng mức giá trần, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội của Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga, nhà kinh tế học Alexei Zubets cho biết, hiện thời đây vẫn chỉ là trên lời nói. Sáu tháng trước, phương Tây đã nói về chủ đề này nhưng vẫn chưa có quyết định cuối cùng. 

Trong khi nhóm thứ nhất gồm Mỹ, Ba Lan, Lithuania... quan tâm đến việc gây sức ép lớn nhất với Nga thì nhóm thứ hai quan tâm đến việc duy trì xuất khẩu dầu của Nga - đó là Hungary, Slovakia và các quốc gia sở hữu đội tàu chở dầu lớn như Cyprus, Hy Lạp, Malta. 

Hiện thời các nước chưa thể thống nhất với nhau, và cho đến giờ vẫn chưa có sự thỏa hiệp nào. Nếu mức trần được đưa ra, các chủ tàu chở dầu này sẽ buộc phải từ chối vận chuyển dầu của Nga, vì Nga sẽ không tuân theo giá trần. Điều đó có nghĩa là họ sẽ mất kinh doanh.

Thêm vào đó, còn có những quốc gia sẽ nhận dầu của Nga qua đường ống. Các yêu cầu tương tự cũng sẽ áp dụng cho đường ống dẫn dầu. Khi đó, Hungary, Slovakia và các quốc gia khác đang nhận dầu với số lượng lớn, cũng như Ba Lan, sẽ không nhận được dầu, bởi vì Nga sẽ không tuân theo các yêu cầu này.

Xuất hiện thông tin rằng giá trần với dầu đối với Nga có thể ở khoảng 65-70 USD/thùng. Một số người cho rằng giá này tính vào kinh phí rồi nên không sao. Nhưng nhiều người kiên quyết phản đối, bởi nếu nhượng bộ lần này, sau đó họ sẽ đòi hạ giá tiếp. 

Nga chắc sẽ phớt lờ những đòi hỏi này. Nếu Nga tuân theo các quyết định của Châu Âu với mức giá trần đối với dầu của Nga hiện nay, chẳng hạn như 65 USD/thùng, thì sau đó các công ty dầu mỏ của Nga phải xem xét các nhà cung cấp, người mua khác và xem giá họ bán dầu trên thị trường hiện nay là bao nhiêu.

Việc đưa ra mức trần sẽ dẫn đến giá dầu tăng, và khi đó các đối tác truyền thống, có quan điểm thân thiện với Nga, không tham gia các biện pháp trừng phạt, sẽ mua được dầu rẻ hơn với giá thấp hơn giá thế giới.

Còn một đối tượng nữa cũng sẽ được hưởng lợi, đó là những nhà sản xuất dầu khác. Giá sẽ tăng lên và Saudi Arabia, các chế độ quân chủ khác của vùng Vịnh sẽ có thể bán sản phẩm của họ với giá cao hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn