MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Xe tăng Leopard 2 - vũ khí phương Tây cân nhắc gửi sang Ukraina

Thanh Hà LDO | 15/01/2023 10:40
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang chịu sức ép tăng hỗ trợ quân sự quốc tế cho Kiev bằng cách cho phép xuất khẩu xe tăng chiến đấu hạng nặng Leopard 2 sang Ukraina.

Cho đến nay, Đức vẫn phản đối việc cấp Leopard 2 cho Ukraina, nhấn mạnh xe tăng phương Tây chỉ nên được cung cấp cho Ukraina nếu có sự nhất trí giữa các đồng minh chính của Kiev, đặc biệt là Mỹ. 

Các quan chức phương Tây muốn đạt được sự cân bằng giữa việc đảm bảo Ukraina có thể tự vệ và không cung cấp vũ khí có thể khuyến khích Ukraina tấn công Nga hoặc lôi kéo NATO vào cuộc xung đột với Mátxcơva.

Dưới đây là một số thông tin về Leopard 2 cũng như cuộc tranh luận về việc có nên triển khai xe tăng hạng nặng này ở Ukraina hay không:

Sự chấp thuận của Berlin

Việc tái xuất khẩu Leopard cần có sự chấp thuận của chính phủ Đức, vì vậy các quốc gia khác có xe tăng này không thể gửi chúng đến Ukraina khi chưa có sự cho phép của Đức. 

Phó Thủ tướng Robert Habeck, đồng thời là Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức - nơi chịu trách nhiệm phê duyệt xuất khẩu quốc phòng - chia sẻ ngày 12.1 rằng Berlin không nên cản trở các quốc gia muốn gửi Leoparda tới Ukraina. Điều đó sẽ bật đèn xanh cho các quốc gia như Ba Lan.

Tới nay, Thủ tướng Scholz vẫn chưa cho biết ông có đồng quan điểm với ông Habeck hay sẽ cho phép Đức gửi một số Leopard của nước này tới Ukraina.

Tại sao phương Tây chưa gửi Leopard cho Ukraina? 

Các quan chức phương Tây lo ngại động thái này có thể khiến phương Tây bị kéo vào xung đột Nga - Ukraina. Tới nay, Ukraina chủ yếu dựa vào các biến thể xe tăng T-72 từ thời Liên Xô.

Vì sao Ukraina muốn Leopard 2?

Leopard 2 được xem là một trong những xe tăng tốt nhất của phương Tây. Công ty quốc phòng Krauss-Maffei Wegmann của Đức đã chế tạo hơn 3.500 xe tăng Leopard 2 kể từ khi bắt đầu sản xuất năm 1978.

Xe tăng này nặng hơn 60 tấn, trang bị pháo nòng trơn 120 mm và có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 5 km.

Khoảng 20 quốc gia đang vận hành Leopard 2. Điều này có nghĩa là một số quốc gia có thể lắp chip vào xe tăng của họ để hỗ trợ Ukraina, giúp Ukraina dễ dàng quản lý việc bảo trì và đào tạo nhân sự điều khiển.

Các quốc gia có Leopard bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, Na Uy, Áo, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ.

Có bao nhiêu xe tăng Leopard 2 sẵn có để sử dụng?

Đây là một trong những loại xe tăng được phương Tây sử dụng rộng rãi nhất. Nhưng nhìn chung, 3 thập kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, xe tăng và các loại vũ khí hạng nặng khác đang khan hiếm nguồn cung ở hầu hết các nước phương Tây.

Chuyên gia quân sự người Đức Carl Schulze cho biết, Đức hiện có khoảng 350 xe tăng Leopard 2. Vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, nước này có khoảng 4.000 xe tăng chủ lực chiến đấu Leopard 2. 

Thêm vào đó, việc mua một lượng lớn xe tăng Leopard 2 một cách nhanh chóng là điều không thể. Ngành công nghiệp quốc phòng của Đức bị pháp luật cấm sản xuất xe tăng dự trữ. Các quốc gia đặt hàng xe tăng mới cần chờ giao hàng từ 2-3 năm.

Ngay cả khi việc sản xuất được đẩy mạnh, các chuyên gia cho rằng có thể mất ít nhất 2 năm để những chiếc xe tăng mới đầu tiên xuất xưởng. 

Có những xe tăng chiến đấu nào khác ở phương Tây?

Mỹ vận hành hàng nghìn xe tăng M1 Abrams do General Dynamics chế tạo. Tuy nhiên, M1 Abrams được coi là không phù hợp với Ukraina vì chúng được vận hành bằng động cơ tua-bin khí.

“Mức tiêu thụ dầu hỏa của Abrams cao đến mức Ukraina không có cơ hội vận hành nó trong tình hình nguồn cung thời chiến hiện nay” - ông Schulze nói. 

Leopard 2 chạy bằng động cơ đốt cháy dầu diesel tiết kiệm hơn, dễ kiếm hơn.

Anh đang cân nhắc cung cấp một số xe tăng Challenger 2 cho Ukraina, theo truyền thông địa phương. 

Pháp vận hành xe tăng Leclerc. Pháp chưa cho biết liệu có sẵn sàng cung cấp một số xe tăng này cho Ukraina hay không.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn