MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình thức và thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức được quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP. Ảnh minh hoạ

Ai xử lý công chức biệt phái vi phạm kỷ luật?

phương dung LDO | 10/09/2020 08:00
Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về hình thức và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức biệt phái?

Trên đây là câu hỏi của bạn đọc có email thuylinh9x@xx gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động xin tư vấn.

Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 8 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức quy định các hình thức kỷ luật như sau:

1. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Buộc thôi việc. 2. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc.

Điều 15 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật như sau:

1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

3. Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái.

4. Đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức.

Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.

Như vậy người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái.

Tư vấn pháp luật

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn