MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hành vi bạo lực giữa người từng là cha nuôi, con nuôi được coi là bạo lực gia đình. Ảnh: Quang Trung

Bạo lực giữa người từng là cha nuôi, con nuôi có phải là bạo lực gia đình?

đào hằng LDO | 02/12/2023 06:00

Bạn đọc có email linhnhixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, hành vi bạo lực giữa người từng là cha nuôi, con nuôi có được coi là bạo lực gia đình không?

Luật gia Đào Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điểm a, b, c, d, đ, e, Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về hành vi bạo lực gia đình như sau:

1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về hành vi bạo lực gia đình như sau:

2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, hành vi bạo lực giữa người từng là cha nuôi, con nuôi được coi là bạo lực gia đình theo các quy định được trích dẫn ở trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn