MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chủ hộ kinh doanh đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thế nào?

Nam Dương LDO | 04/07/2018 14:30
Bạn đọc có số điện thoại 0287309xxx hỏi: Tôi là chủ hộ kinh doanh, hiện đang sử dụng 3 lao động và có tham gia BHXH cho họ. Nếu tôi chuyển việc kinh doanh này sang cho em trai tôi đứng tên, thì em tôi có phải kê khai là người đóng BHXH không? Nếu tôi nghỉ kinh doanh thì có tiếp tục đóng BHXH cho 3 lao động trên được không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật báo Lao Động trả lời:  

Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định:

1. NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (áp dụng từ 1.1.2018 - PV);

Khoản 2, điều 3 BLLĐ 2012 quy định: NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Điều 89 Luật BHXH 2014 quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:

1. NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

NLĐ quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

2. Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, khi bạn chuyển cho em trai mình đứng là chủ hộ kinh doanh, thì em trai bạn là NSDLĐ và có trách nhiệm tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ. Nếu bạn không tiếp tục kinh doanh nữa thì không có cơ sở để tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc cho các lao động trên. Các lao động trên nếu muốn tiếp tục tham gia BHXH thì phải tham gia BHXH tự nguyện.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn