MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Có bao nhiêu khăn lụa Khaisilk là hàng Việt theo quảng cáo?

Có cơ sở xác định Khaisilk bán hàng giả

Luật sư Nguyễn Văn Hậu Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM LDO | 26/10/2017 15:22
Dư luận đang xôn xao về việc ông Hoàng Khải, chủ Tập đoàn Khaisilk, thừa nhận có bán hàng xuất xứ từ Trung Quốc nhưng lại gắn nhãn mác Việt Nam.

Điểm e, khoản 8, Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định “Hàng giả gồm: Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa”.

Do đó, có cơ sở đề xác định mặt hàng mà Khaisilk kinh doanh là hàng giả, do hàng hóa có một phần xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng khi cung cấp cho người tiêu dùng lại được dán nhãn với nội dung sản xuất tại Việt Nam.

Hành vi gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa của Khaisilk đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP tùy theo mức độ của hành vi, cao nhất có thể đến 60 triệu đồng, do đây là hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân (cá nhân bị phạt cao nhất 30 triệu đồng).

Ông Hoàng Khải đã thừa nhận bán hàng Trung Quốc nhưng gắn nhãn Việt Nam và cúi đầu xin lồi.

Ngoài hình thức xử phạt chính là xử phạt tiền, Khaisilk còn có thể chịu hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Và biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này; b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này; c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này; d) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này”.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2018), tổ chức thực hiện hành vi trên còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 76 quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với tội sản xuất, mua bán hàng giả.

Theo đó, theo quy định tại khoản 5, Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 thì pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này, thì có thể bị phạt tiền tùy trường hợp phạm tội, nhưng mức phạt cao nhất đến 9 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn