MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Có được từ chối làm thêm giờ?

Minh Ngọc LDO | 17/10/2018 14:30

Bạn đọc có email phamhax@xxx hỏi: Tôi hiện đang làm việc tại một xưởng sản xuất giày da. Đã 3 tháng nay, tôi liên tục bị ép phải làm thêm mỗi ngày 4 giờ. Tuy được trả lương làm thêm giờ đầy đủ nhưng tôi rất mệt mỏi và không muốn làm thêm nhiều như vậy. Tôi có được từ chối làm thêm không?

Luật gia Phạm Thị Minh Ngọc, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động 2012 quy định về làm thêm giờ như sau:

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định về làm thêm giờ như sau:

2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau: 

a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm: 

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; 

b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.  

Vậy, theo các quy định pháp luật nêu trên, doanh nghiệp sản xuất, gia công giày được quyền tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương. Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động theo quy định đã trích dẫn trừ trường hợp quy định tại điều 107 Bộ luật lao động về làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn