MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật như thế nào?

Phạm Hằng LDO | 06/11/2018 15:00

Bạn đọc có email haihax@xxx hỏi: Vợ tôi bị khuyết tật và được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh kết luận là thuộc trường hợp khuyết tật nhẹ. Nếu không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa thì tôi cần phải tiến hành thủ tục gì?

Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: 

Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa (HĐGĐYK) thực hiện (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH) quy định: Khám giám định phúc quyết là khám giám định mức độ khuyết tật cho các đối tượng đã khám giám định mức độ khuyết tật ở Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương, nhưng người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa nêu trên, yêu cầu khám phúc quyết.

Khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định về quy trình khám giám định y khoa phúc quyết như sau:  

a) Cá nhân hoặc cơ quan hoặc tổ chức hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của HĐGĐYK thì làm đơn đề nghị khám giám định phúc quyết gửi đến HĐGĐYK đã ban hành biên bản khám giám định (giải quyết lần 1).

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, HĐGĐYK đã ban hành Biên bản giám định có trách nhiệm giải quyết (giải quyết lần 2). Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đề nghị vẫn chưa đồng ý với giải quyết của HĐGĐYK, chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Biên bản giải quyết lần 02, phải có kiến nghị bằng văn bản gửi HĐGĐYK. Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, HĐGĐYK bị kiến nghị hoàn chỉnh hồ sơ giám định theo quy định và gửi đến HĐGĐYK cấp trên.

c) Các trường hợp kiến nghị về kết quả giám định của HĐGĐYK cấp tỉnh thì HĐGĐYK Trung ương, Phân HĐGĐYK Trung ương I hoặc Phân HĐGĐYK Trung ương II khám phúc quyết theo quy định.

d) Trường hợp đã khám giám định phúc quyết tại HĐGĐYK Trung ương, Phân HĐGĐYK Trung ương I hoặc Phân HĐGĐYK Trung ương II nhưng vẫn còn kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo, Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập HĐGĐYK khám phúc quyết lần cuối và kết luận của Hội đồng này là kết luận cuối cùng.

đ) Sau khi có kết quả khám phúc quyết lần cuối, nếu đối tượng vẫn còn kiến nghị, thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Như vậy, nếu không đồng ý với kết luận của HĐGĐYK về mức độ khuyết tật của vợ bạn, thì bạn có thể làm đơn đề nghị khám giám định phúc quyết theo các quy định đã trích dẫn.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn