MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Khi nào giám đốc doanh nghiệp Nhà nước bị miễn nhiệm?

nam dương LDO | 25/03/2022 14:00

Bạn đọc có email vietbachxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Mới đây chúng tôi phát hiện giám đốc công ty chúng tôi (là doanh nghiệp Nhà nước), nhưng lại kiêm nhiệm giám đốc một công ty TNHH. Xin hỏi, việc kiêm nhiệm như vậy có vi phạm pháp luật không và nếu có thì bị xử lý thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 101, Chương IV về Doanh nghiệp Nhà nước của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về  Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc như sau:

1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.

3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.

4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.

5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

6. Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Điều 102, Chương IV về Doanh nghiệp Nhà nước của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng như sau:

1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 101 của Luật này;

b) Có đơn xin nghỉ việc.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị xem xét cách chức trong trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp không bảo toàn được vốn theo quy định của pháp luật;

b) Doanh nghiệp không hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm;

c) Doanh nghiệp vi phạm pháp luật;

d) Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của doanh nghiệp;

đ) Vi phạm một trong số các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý quy định tại Điều 97 và Điều 100 của Luật này;

e) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, cách chức, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế.

3. Trường hợp miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng do Điều lệ công ty quy định.

Như vậy, việc giám đốc công ty nhà nước kiêm nhiệm giám đốc công ty TNHH là vi phạm quy định của pháp luật và có thể bị xem xét miễn nhiệm.

Tư vấn pháp luậtHãy gọi đường dây nón

g tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn