MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Không chuyển việc, phải cho nghỉ đúng không?

NAM DƯƠNG LDO | 23/03/2018 09:00
Bạn đọc có email yen97x@xxx hỏi: Tôi làm bảo vệ tại bệnh viện đa khoa tỉnh từ tháng 3.2014 theo HĐLĐ không các định thời hạn. Hiện bệnh viện muốn chuyển chúng tôi qua bảo vệ, vệ sĩ cho công ty tư nhân và có thông báo chấm dứt HĐLĐ sau 45 ngày, nhưng vẫn cho chúng tôi ở lại làm việc được 5 tháng.

Mới đây, bệnh viện nói ai muốn qua làm bảo vệ, vệ sĩ thì đăng ký, ai không qua thì nghỉ. Nếu bệnh viện chấm dứt HĐLĐ với chúng tôi như thế thi có phải bồi thường gì không?

Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Theo quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012, NSDLĐ chỉ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ vì một số lý do như thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ theo HĐLĐ; do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; do NLĐ bị ốm đau đã điều trị liên tục từ 6 tháng hay 12 tháng... tuỳ theo HĐLĐ.

Tuy nhiên, khả năng ở đây là bệnh viện sẽ áp dụng vệc thay đổi cơ cấu để cho NLĐ nghỉ việc.

Điều 44 BLLĐ 2012 quy định:

1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều NLĐ có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì NSDLĐ phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

Trong trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

3. Việc cho thôi việc đối với nhiều NLĐ theo quy định tại điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Điều 49 BLLĐ 2012 quy định:

1. NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 0 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn