MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa được không?

Phương Dung LDO | 19/05/2020 14:00
Bạn đọc có địa chỉ vuhieux@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Vừa qua, quản lý và một số công nhân của công ty tôi có xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát nhau. Tôi có chứng kiến vụ việc và can ngăn hai bên. Hai bên đã nộp đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết. Tòa án đã triệu tập tôi 3-4 lần để lấy lời khai với tư cách người làm chứng. Nếu tôi không tham gia phiên toàn sơ phẩm thì có ảnh hưởng gì đến việc xét xử vụ án hay không?

Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 229 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của người làm chứng như sau:

1. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án.

2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.

Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Chủ toạ phiên tòa công bố lời khai đó.

Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.

3. Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

Như vậy, việc vắng mặt của người làm chứng có thể ảnh hưởng tới việc xét xử tại phiên tòa. Phiên tòa vẫn được tiến hành nếu bạn đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Tuy nhiên nếu việc vắng mặt bạn gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án thì phiên tòa sẽ phải hoãn. Nếu bạn không có lý do chính đáng và việc vắng mặt gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bạn sẽ bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử.

Tư vấn pháp luật

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn