MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Toàn bộ chế độ của sĩ quan phục viên

Minh Hương LDO | 11/09/2022 06:00
Anh An Thái hỏi: Tôi là sĩ quan, cấp bậc thiếu úy, nhập ngũ tháng 9.2015, ra trường tháng 1.2020. Nay tôi muốn phục viên thì được hưởng chính sách gì? Tôi có phải bồi thường chi phí đào tạo không và nếu có là bao nhiêu?

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 5 Nghị định 21/2009/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên như sau:

1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương và được hưởng các quyền lợi:

a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác;

b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương;

c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành.

Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

3. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

Điều 9 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc Phòng, trong đó quy định về bồi thường thiệt hại:

1. Người vi phạm kỷ luật phải bồi thường thiệt hại đã gây ra theo quy định của pháp luật và của Quân đội.

2. Quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách Nhà nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:

a) Tự ý bỏ học;

b) Vi phạm kỷ luật đến mức không được tiếp tục đào tạo;

c) Đã tốt nghiệp nhưng không nhận nhiệm vụ hoặc bỏ việc khi chưa đủ thời gian công tác đến 5 năm đối với những đối tượng được đào tạo dưới 5 năm và đến 7 năm đối với những đối tượng được đào tạo từ 5 năm trở lên tính từ khi tốt nghiệp.

Như vậy, sĩ quan khi phục viên sẽ được hưởng các chế độ và chính sách như trên. Trường hợp, sĩ quan được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách Nhà nước đã tốt nghiệp nhưng không nhận nhiệm vụ hoặc bỏ việc khi chưa đủ thời gian công tác đến 5 năm đối với những đối tượng được đào tạo dưới 5 năm và đến 7 năm đối với những đối tượng được đào tạo từ 5 năm trở lên tính từ khi tốt nghiệp thì phải đền bù chi phí đào tạo.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn