MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công ty yêu cầu người lao động phải đặt cọc tiền để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng lao động có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ảnh: Thuỳ Chi

Yêu cầu lao động đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động, bị phạt thế nào?

thu thuỷ LDO | 05/09/2023 08:00

Bạn đọc có emaill minhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, công ty yêu cầu người lao động phải đặt cọc tiền để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng lao động, thì bị phạt như thế nào?

Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 2, Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Điểm b, Khoản 2 và điểm đ, Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

đ) Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, cá nhân yêu cầu người lao động phải đặt cọc tiền để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng lao động có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, còn công ty yêu cầu người lao động phải đặt cọc tiền để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng lao động có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn