MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Biến động điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương 3 năm qua

Thu Trang LDO | 04/04/2023 06:31

Điểm chuẩn năm 2020, 2021, 2022 tất cả các phương thức xét tuyển của Trường Đại học Ngoại thương ổn định. Trong đó có giảm nhẹ ở một số ngành vào năm 2022.

Năm 2020, nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Ngoại thương cơ sở TPHCM có điểm trúng tuyển tổ hợp A00 cao nhất là 28,15 điểm. Tại cơ sở Hà Nội, điểm chuẩn nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế là 28 điểm. Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương cơ sở Quảng Ninh lấy điểm chuẩn 20 cho tất cả tổ hợp xét tuyển.

Năm 2021, điểm chuẩn vào các ngành/chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương dao động từ 24 - 28,8 đối với 3 cơ sở đào tạo. Theo đó, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của ngành Kinh tế ở cơ sở Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất với 28,8 điểm.

Điểm chuẩn năm 2022 tất cả các phương thức xét tuyển của nhà trường ổn định và chênh lệch không nhiều so với năm 2021. Trong đó có giảm nhẹ ở một số ngành.

Cụ thể, điểm chuẩn trúng tuyển các nhóm ngành theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022 tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở 2 – TPHCM của Trường Đại học Ngoại thương dao động từ 27,5 đến 28,40 điểm của tổ hợp A00.

Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương năm 2022 cụ thể như sau:

Điểm chuẩn năm 2022 của Trường Đại học Ngoại thương. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Năm 2023, Trường Đại học Ngoại thương sẽ giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển như năm 2022, cụ thể TẠI ĐÂY. Tuy nhiên chỉ tiêu sẽ có sự biến động vì mở ngành đào tạo mới.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng Phòng đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương - cho biết, trường tăng thêm 50 chỉ tiêu cho ngành mới Kinh tế chính trị, tổng là 4.100 chỉ tiêu.

Những năm gần đây, nhà trường thực hiện lộ trình giảm chỉ tiêu với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Theo PGS Hiền, đây là cơ hội cho thí sinh xét tuyển nhiều phương thức.

"Nhà trường vẫn duy trì tỉ lệ nhất định, đảm bảo sự tiếp cận của thí sinh ở các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, thí sinh đã tích lũy cho mình nhiều "vũ khí" như chứng chỉ ngoại ngữ, kết quả thi học sinh giỏi, thi đánh giá năng lực... Điều này làm tăng cơ hội trúng tuyển vào chương trình đào tạo mình mong muốn" - PGS Hiền nói.

Chia sẻ với phụ huynh chưa biết hướng lựa chọn nguyện vọng thế nào cùng con, PGS.TS Vũ Thị Hiền tư vấn, thí sinh có thể lựa chọn lĩnh vực/ngành mình yêu thích, muốn học. Sau đó chọn các trường có ngành đào tạo đó và xếp thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

PGS Hiền cũng lưu ý thí sinh, khi lựa chọn ngành nghề cần dựa trên 4 yếu tố: Năng lực cá nhân; nhu cầu nhân lực của ngành trong tương lai; sở thích và đam mê của cá nhân; điều kiện gia đình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn