MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chuyên gia chỉ cách tìm lối thoát khi mất định hướng nghề nghiệp

Thu Trang LDO | 09/04/2023 13:22

Chưa thể xác định sau này sẽ học gì, làm nghề gì hay cảm thấy bất lực với tương lai là những biểu hiện của việc mất định hướng nghề nghiệp.

Dành lời khuyên cho thí sinh, ThS Dương Văn Bá - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông, Trường Đại học Hòa Bình - cho rằng, điều quan trọng nhất khi lựa chọn ngành nghề là tìm kiếm ngành học mình có khả năng học và làm trong tương lai. Đặc biệt lưu ý không nên lựa chọn theo số đông, trào lưu hay nhóm bạn bè.

"Nếu bạn bè của các em lựa chọn theo năng lực, sở trường của họ nhưng ngành nghề đó không phù hợp với bản thân các em thì rất khó để theo đuổi đến cùng. Hãy cân nhắc khả năng của chính mình" - ThS Bá nói.

Chuyên gia tuyển sinh cũng khuyên thí sinh chọn ngành trước khi chọn trường. Hãy cân nhắc về ngành học, sau đó lập danh sách các trường đại học có đào tạo ngành đó và sắp xếp nguyện vọng từ cao xuống thấp - trường yêu thích nhất ở vị trí số 1 và hạ dần. 

"Quan trọng nhất là lựa chọn ngành. Nếu đủ điều kiện sẽ vào trường top đầu, chưa đủ điều kiện thì vẫn là ngành học đó ở trường top dưới, nhưng vẫn đảm bảo chọn được ngành phù hợp. Chương trình đào tạo sẽ không quá khác biệt, quan trọng là thái độ và sự cố gắng của các bạn trong quá trình học tập, để sau khi tốt nghiệp có thể tìm được việc ngay" - ThS Bá nhấn mạnh.

Chuyên gia tuyển sinh đưa ra lời khuyên về tư duy học tập là "học để làm được việc, cố gắng làm giỏi việc". Trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp phải tìm mọi cách để được thực hành ngành mình đã học. Hãy dành thời gian trải nghiệm, tìm cách tích lũy kiến thức và trau dồi khả năng làm việc.

 Chuyên gia chỉ cách tìm lối thoát khi mất định hướng nghề nghiệp. Ảnh: Chân Phúc

ThS Bá cũng dẫn chứng thực trạng hiện nay là nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp rơi vào trạng thái mông lung không biết làm gì và bắt đầu từ đâu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc chọn ngành theo trào lưu, ngành học không phù hợp với năng lực, sở thích, nói cách khác là chọn sai ngành.

Với những trường hợp này, ThS Bá khuyên các bạn nên chuyển mục tiêu, tìm phương hướng mới cho tương lai của mình.

"Đừng cố gắng bám trụ, đeo đuổi thêm vài năm rồi sau đó lại dang dở vì chán nản. Nếu thực sự cảm thấy không phù hợp, các bạn phải có trách nhiệm tìm ra ngành nghề phù hợp, thậm chí dành thời gian đi học và tích lũy thêm" - ThS Bá đưa ra lời khuyên. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn