MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng hiện đang là ngành nghề được nhiều thí sinh, phụ huynh quan tâm. Ảnh: Huyên Nguyễn

Điểm chuẩn ngành Logistics của nhiều trường top đầu

Trang Hà LDO | 09/08/2023 20:21

Báo Lao Động tổng hợp và chia sẻ thông tin điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của một số trường đại học trên cả nước, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện tham khảo.

Ngành Logistic ngày càng phát triển và trở thành một trong những ngành học rất "hot" trong những năm gần đây. Vì vậy, ở nhiều trường đại học, đây là một trong những ngành có điểm chuẩn tuyển sinh ở top đầu.

Tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2022, điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT là 28,2 điểm.

Năm 2022, điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Trường Đại học Kinh tế TPHCM đạt mức 27,7 điểm với khối A00, A01, D01, D07.

Trường Đại học Thương mại lấy điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm 2022 là 27 điểm với các khối A00, A01, D01, D07.

Tại Học viện Tài chính, năm 2022, ngành Hải quan và Logistics khối A01, D01, D07 là 34,28/40 điểm.

Năm 2022, Trường Đại học Mở TPHCM lấy điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là 25,2 điểm.

Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TPHCM có điểm chuẩn ngành này năm 2022 là 25 điểm.

Trong khi đó, một số trường đại học có mức điểm chuẩn thấp hơn.

Ví dụ như Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM có mức điểm chuẩn là 19 điểm với ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, điểm chuẩn ngành này năm 2022 là 19 điểm.

Trường Đại học Hoa Sen năm 2022 lấy điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là 16 điểm.

Theo thông tin từ Trường Đai học Quốc tế Hồng Bàng, với tính chất và hoạt động của Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm 3 mảng chính bao gồm: Kho bãi, giao nhận và vận chuyển.

Vị trí cho cử nhân mới tốt nghiệp rất đa dạng gồm nhân viên phân tích và hoạch định nhu cầu khách hàng. Bao gồm: Nhân viên hoạch định sản xuất; Nhân viên thu mua; Quản trị nguyên vật liệu; Vận tải, phân phối; Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng.

Về sự nghiệp lâu dài sẽ thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn