MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nhiều ý kiến trái chiều về xét học bạ: Không nên lấy trường hợp cá biệt để đánh đồng tất cả

Trang Hà LDO | 22/02/2023 06:20

Phương thức xét học bạ trong tuyển sinh đại học đang đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều. Điều khiến dư luận băn khoăn lớn nhất là có đảm bảo chất lượng đầu vào và sự công bằng hay không?

This browser does not support the video element.

Nhiều ý kiến trái chiều về xét học bạ, các trường đại học nói gì?

Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100 trường đại học, học viện dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập THPT trong kỳ tuyển sinh năm 2023.

Theo cập nhật, trong những mùa tuyển sinh gần đây, xét tuyển bằng học bạ là phương thức được nhiều trường sử dụng. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), năm 2022, tỉ lệ nhập học của phương thức này là 36,2%, cao thứ 2 trong 18 phương thức, chỉ sau xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (52,3%).

Tuy nhiên, phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT đang đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều trong bối cảnh chất lượng giáo dục vẫn chưa đồng đều và còn nhiều ngờ vực liên quan đến vấn đề "làm đẹp" học bạ.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, TS Trần Khắc Thạc - Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi cho hay - phương thức tuyển sinh nào cũng tiềm ẩn rủi ro về tiêu cực, không nên lấy trường hợp cá biệt để đánh đồng tất cả.

"Nhà trường đã thực hiện phân tích kết quả học tập của sinh viên trong nhiều năm học. Kết quả cho thấy, người học có kết quả học tập tương đồng, đối tượng thí sinh xét tuyển học bạ so với các phương thức khác có thành tích đồng đều. Vì vậy, chúng tôi luôn coi đó là một trong những nguồn tuyển đảm bảo chất lượng" - TS Thạc thông tin.

Tại Trường Đại học Hòa Bình, ông Dương Văn Bá – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông cho biết, trong những năm qua, phương thức xét tuyển học bạ đảm bảo chất lượng đầu vào. Năng lực sinh viên vào học các ngành theo hình thức xét tuyển này đạt yêu cầu.

Theo ông Bá, trong bối cảnh hiện nay, xét học bạ giúp thí sinh chủ động trong việc đăng ký trường và ngành học, từ đó sớm chuẩn bị tinh thần bước vào giảng đường học tập và trải nghiệm. Phương thức này còn giảm thiểu áp lực thi cử cho thí sinh.

Đặc biệt, năng lực của người học không thể hiện ở việc xét tuyển bằng phương thức nào, quan trọng khi vào trường sinh viên thích nghi với phương pháp học tập mới ra sao?

"Trong quá trình đào tạo sẽ tiếp tục sàng lọc theo quy chế, quy định, chất lượng đào tạo của nhà trường, không phải thí sinh nào cũng có thể tốt nghiệp ra trường. Nếu vào trường với kết quả không đúng như năng lực thì sinh viên sẽ không theo được chương trình học tập và tự bị đào thải" - ông Dương Văn Bá khẳng định.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn