MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tết đến xuân về, khắp mọi phố phường đều vang lên giai điệu của của những khúc hát xuân quen thuộc. Ảnh: Tú Linh.

5 ca khúc quen thuộc có "tuổi đời" hàng chục năm khi Tết đến xuân về

Thanh Ngọc LDO | 31/01/2022 18:00

Tết đến xuân về, khắp mọi phố phường đều vang lên giai điệu của những khúc hát xuân quen thuộc. Đặc biệt, những ca khúc ngày xuân có tuổi đời hàng chục năm luôn gây xốn xang lòng người.

Xuân đã về

Đây là sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ vào năm 1954. Với những câu từ đơn giản, "Xuân đã về" là nhạc phẩm vui tươi thể hiện tâm trạng hân hoan, rộn ràng của mọi người khi mùa xuân lại về. Bài hát cũng gieo vào lòng của mỗi người một niềm vui khó thành lời. 

Xuân họp mặt

Mỗi độ xuân về, "Xuân họp mặt" là một ca khúc đã trở nên thân quen với người Việt. Dịp Tết cổ truyền, người Việt có truyền thống sum họp gia đình, cùng nhau ăn bữa cơm ấm cúng, hạnh phúc. Điều này đã mang lại cảm hứng cho cố nhạc sĩ Văn Phụng sáng tác ca khúc "Xuân họp mặt" vào năm 1973.

Điệp khúc mùa xuân

Mỗi khi Tết đến Xuân về, khắp nơi lại vang lên những giai điệu rất đỗi thân quen của ca khúc "Điệp khúc mùa xuân". Bài hát có tiết tấu nhanh nhưng vẫn ẩn chứa dịu dàng để làm cho lòng người háo hức và hòa vào không khí sôi động của mùa xuân.

"Điệp khúc mùa xuân" được nhạc sĩ Quốc Dũng viết vào năm 1974 nhưng được nổi tiếng vào thời gian sau năm 1975. Bài hát như được "sống" lại một lần nữa và trở thành một trong những khúc xuân ca được yêu thích nhất.

Mùa xuân đầu tiên

Cố nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" vào mùa xuân đầu tiên sau khi đất nước thống nhất (mùa xuân 1976). Đó là một mùa xuân yên bình "với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông, một trưa nắng vui cho bao tâm hồn".

Ngày Tết quê em

"Ngày Tết quê em" là ca khúc được cố nhạc sĩ Từ Huy viết năm 1994. Ca khúc với giai điệu tươi vui, rộn rã. “Tết, Tết, Tết, Tết đến rồi” là câu hát quen thuộc, được nhiều người ngân nga mỗi dịp Tết.

Lời bài hát gần như gói gọn hết những nét đặc trưng, phong tục và ý nghĩa quan trọng nhất của ngày Tết cổ truyền đối với người Việt Nam, từ chuyện "khoe áo mới" đến "đi lễ chùa" hay "về chung vui bên gia đình".

Bên cạnh đó, những ca khúc như "Đón xuân", "Mùa xuân ơi", "Lắng nghe mùa xuân về"... vẫn làm nhiều người bồi hồi mỗi khi vang lên dịp Tết đến.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn